Tối 9/1, tức ngày 18 tháng Chạp, các em Trường Tiểu học, THCS và THPT Hy Vọng (Hope School) quây quần gói bánh chưng đón Tết Nguyên đán, dưới sự hướng dẫn của những người thợ lâu năm. Đây là Tết Hy Vọng đầu tiên của hơn 200 trẻ mồ côi do dịch Covid-19 được đưa về nuôi dạy tại quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng.
Tối 9/1, tức ngày 18 tháng Chạp, các em Trường Tiểu học, THCS và THPT Hy Vọng (Hope School) quây quần gói bánh chưng đón Tết Nguyên đán, dưới sự hướng dẫn của những người thợ lâu năm. Đây là Tết Hy Vọng đầu tiên của hơn 200 trẻ mồ côi do dịch Covid-19 được đưa về nuôi dạy tại quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng.
Sau khi quan sát các thao tác của nghệ nhân, các em tự tay gói bánh chưng. Trong khi các em ở miền Bắc bất ngờ vì lần đầu gói gói bánh chưng bằng lá chuối thay vì lá dong, các em ở miền Nam lại có chút bối rối khi gói bánh vuông vức theo khuôn chứ không phải hình dáng trụ dài của bánh tét.
Trong lúc chờ gói xong và nhóm lửa nấu bánh, các em bất ngờ đón ca sĩ Thanh Lam ghé thăm, cùng hát, nhảy múa những ca khúc Xuân. Nhiều em thức cùng thầy cô canh bánh chưng, chờ trời sáng để vớt những mẻ bánh đầu tiên.
Sau khi quan sát các thao tác của nghệ nhân, các em tự tay gói bánh chưng. Trong khi các em ở miền Bắc bất ngờ vì lần đầu gói gói bánh chưng bằng lá chuối thay vì lá dong, các em ở miền Nam lại có chút bối rối khi gói bánh vuông vức theo khuôn chứ không phải hình dáng trụ dài của bánh tét.
Trong lúc chờ gói xong và nhóm lửa nấu bánh, các em bất ngờ đón ca sĩ Thanh Lam ghé thăm, cùng hát, nhảy múa những ca khúc Xuân. Nhiều em thức cùng thầy cô canh bánh chưng, chờ trời sáng để vớt những mẻ bánh đầu tiên.
Lê Khánh Vy, học sinh lớp 7, đưa ngón tay ra tín hiệu "thích" (like) khi khoe với cô về chiếc bánh chưng đầu tiên mình gói được. "Con rất vui dù lần đầu gói chưa được đẹp lắm. Gói bánh chưng khó nhất là lúc cột dây sao cho chặt để chiếc bánh được vuông vức. Con sẽ mang bánh về thắp hương trên bàn thờ, khoe với ba là con đã gói được bánh chưng", Vy tâm sự.
Lê Khánh Vy, học sinh lớp 7, đưa ngón tay ra tín hiệu "thích" (like) khi khoe với cô về chiếc bánh chưng đầu tiên mình gói được. "Con rất vui dù lần đầu gói chưa được đẹp lắm. Gói bánh chưng khó nhất là lúc cột dây sao cho chặt để chiếc bánh được vuông vức. Con sẽ mang bánh về thắp hương trên bàn thờ, khoe với ba là con đã gói được bánh chưng", Vy tâm sự.
Tối 10/1 (ngày 19 tháng Chạp), các em tham gia phiên chợ quê, với nhiều món ăn đặc sản của từng vùng miền. Gian hàng làm bánh thuẫn của các thầy cô "hút khách" bởi hương thơm, vị mềm, xốp, ngọt tan trong miệng. Các em thường gọi là "bánh thuẫn cô Diệp", vì được cô hướng dẫn công thức và dạy làm bánh.
Tối 10/1 (ngày 19 tháng Chạp), các em tham gia phiên chợ quê, với nhiều món ăn đặc sản của từng vùng miền. Gian hàng làm bánh thuẫn của các thầy cô "hút khách" bởi hương thơm, vị mềm, xốp, ngọt tan trong miệng. Các em thường gọi là "bánh thuẫn cô Diệp", vì được cô hướng dẫn công thức và dạy làm bánh.
Trong khi đó, ở những sạp gỗ được trải chiếu cói, nhiều học sinh khác thi nhau tô màu, vẽ tranh về chủ đề Tết Nguyên đán. Không gian vui xuân trong khoảng sân nhà nội trú, luôn rộn vang tiếng cười.
Trong khi đó, ở những sạp gỗ được trải chiếu cói, nhiều học sinh khác thi nhau tô màu, vẽ tranh về chủ đề Tết Nguyên đán. Không gian vui xuân trong khoảng sân nhà nội trú, luôn rộn vang tiếng cười.
Học sinh Hope School cùng nhau ăn tất niên với các món tự chọn. Mỗi trẻ được phát tem phiếu, mỗi phiếu trị giá 10.000 đồng để đến các quầy "mua" thức ăn. Để đảm bảo khẩu phần cho từng người, học sinh lớn được thầy cô giao nhiệm vụ thu phiếu, hướng dẫn mọi người sử dụng các món vừa đủ.
"Em rất vui khi lần đầu được đón Tết cùng thầy cô và các bạn, được gói bánh chưng, thưởng thức các món ngon", Lưu Gia Nghi, 15 tuổi, nói. Nghi cùng anh trai Lưu Hữu Nghị (17 tuổi) mồ côi cả cha lẫn mẹ, được các thầy cô đưa về Trường Hy Vọng từ tháng 8/2022.
Học sinh Hope School cùng nhau ăn tất niên với các món tự chọn. Mỗi trẻ được phát tem phiếu, mỗi phiếu trị giá 10.000 đồng để đến các quầy "mua" thức ăn. Để đảm bảo khẩu phần cho từng người, học sinh lớn được thầy cô giao nhiệm vụ thu phiếu, hướng dẫn mọi người sử dụng các món vừa đủ.
"Em rất vui khi lần đầu được đón Tết cùng thầy cô và các bạn, được gói bánh chưng, thưởng thức các món ngon", Lưu Gia Nghi, 15 tuổi, nói. Nghi cùng anh trai Lưu Hữu Nghị (17 tuổi) mồ côi cả cha lẫn mẹ, được các thầy cô đưa về Trường Hy Vọng từ tháng 8/2022.
Nhiều em nhỏ còn được anh chị lớn chăm sóc. Tròn một năm về trường (đợt đầu tiên nhập học từ sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, đợt thứ hai nhập học tháng 8/2022), 200 học sinh coi nhau như anh em trong nhà, luôn hỗ trợ trong mọi hoạt động từ học tập đến sinh hoạt nội trú, dã ngoại...
Nhiều em nhỏ còn được anh chị lớn chăm sóc. Tròn một năm về trường (đợt đầu tiên nhập học từ sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, đợt thứ hai nhập học tháng 8/2022), 200 học sinh coi nhau như anh em trong nhà, luôn hỗ trợ trong mọi hoạt động từ học tập đến sinh hoạt nội trú, dã ngoại...
Ông Đỗ Xuân Ngọc (giữa), Phó Chủ tịch phụ trách Công đoàn Bộ Khoa học và Công nghệ, đại diện lãnh đạo Bộ tặng quà và lì xì cho các em nhỏ. Giám đốc dự án Trường Hy Vọng Hoàng Quốc Quyền cùng học sinh tặng đoàn kỷ vật là chữ Hope làm từ gỗ của một con tàu hỏng, do ông Nguyễn Quang Thiều, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam viết và do thầy trò của trường tự tay làm.
Ông Đỗ Xuân Ngọc (giữa), Phó Chủ tịch phụ trách Công đoàn Bộ Khoa học và Công nghệ, đại diện lãnh đạo Bộ tặng quà và lì xì cho các em nhỏ. Giám đốc dự án Trường Hy Vọng Hoàng Quốc Quyền cùng học sinh tặng đoàn kỷ vật là chữ Hope làm từ gỗ của một con tàu hỏng, do ông Nguyễn Quang Thiều, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam viết và do thầy trò của trường tự tay làm.
Đại diện Quỹ Hy vọng và Tập đoàn FPT cũng trao quà để các em nhỏ về quê vui xuân, đón Tết cùng người thân.
Đại diện Quỹ Hy vọng và Tập đoàn FPT cũng trao quà để các em nhỏ về quê vui xuân, đón Tết cùng người thân.
Buổi tất niên sôi nổi hơn khi các em biểu diễn văn nghệ. Trong khi học sinh múa hát, thầy cô đứng phía dưới cùng cổ vũ. Các học sinh sau đó xuống phía khán giả, kéo thầy cô cùng lên nhảy múa, như một cách bày tỏ lòng tri ân.
Buổi tất niên sôi nổi hơn khi các em biểu diễn văn nghệ. Trong khi học sinh múa hát, thầy cô đứng phía dưới cùng cổ vũ. Các học sinh sau đó xuống phía khán giả, kéo thầy cô cùng lên nhảy múa, như một cách bày tỏ lòng tri ân.
Phạm Văn Nam, 10 tuổi, quê Gia Lai (ngồi giữa) thích thú cùng hai bạn Ninh (bên trái) và Cường (bên phải) thưởng thức món bắp nướng do các thầy cô Hope School chuẩn bị. Cậu bé cho biết rất vui vì có nhiều bạn mới và thầy cô luôn bên cạnh.
Cuối chương trình, các em lần lượt lên sân khấu chúc Tết các thầy cô.
Phạm Văn Nam, 10 tuổi, quê Gia Lai (ngồi giữa) thích thú cùng hai bạn Ninh (bên trái) và Cường (bên phải) thưởng thức món bắp nướng do các thầy cô Hope School chuẩn bị. Cậu bé cho biết rất vui vì có nhiều bạn mới và thầy cô luôn bên cạnh.
Cuối chương trình, các em lần lượt lên sân khấu chúc Tết các thầy cô.
Học sinh Trường Hy Vọng còn được đón Tết sớm với màn bắn pháo hoa loại giàn phun viên, do Công ty TNHH MTV hoá chất 21 (Tổng cục Công nghiệp quốc phòng) sản xuất.
Từ ngày 11/1, học sinh về quê đón Tết với gia đình. 100% vé máy bay đi về đến các tỉnh thành do VietjetAir tài trợ. Những nơi đi ôtô thầy cô đặt vé xe khách cho học sinh và mong muốn có đơn vị đồng hành cùng.
Học sinh Trường Hy Vọng còn được đón Tết sớm với màn bắn pháo hoa loại giàn phun viên, do Công ty TNHH MTV hoá chất 21 (Tổng cục Công nghiệp quốc phòng) sản xuất.
Từ ngày 11/1, học sinh về quê đón Tết với gia đình. 100% vé máy bay đi về đến các tỉnh thành do VietjetAir tài trợ. Những nơi đi ôtô thầy cô đặt vé xe khách cho học sinh và mong muốn có đơn vị đồng hành cùng.
Nguyễn Đông