Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia xuyên lục địa với phần lớn lãnh thổ ở Tây Á và một phần ở đông nam châu Âu, có thủ đô là Ankara. Những quốc gia và khu vực chia sẻ đường biên giới Thổ Nhĩ Kỳ gồm: Bulgaria, Hy Lạp, Gruzia, Armenia, Iran, Cộng hòa tự trị Nakhchivan - khu vực tách rời của Azerbaijan, Iraq, Syria. Với lãnh thổ 783.562 km2, dân số Thổ Nhĩ Kỳ tính đến đầu năm 2019 là 82,5 triệu.
Theo Dictionary, Thổ Nhĩ Kỳ không phải là nguồn gốc của gà tây, con vật đã trở thành biểu tượng trong Lễ Tạ ơn của người Mỹ. Tuy nhiên, cả tên quốc gia này lẫn gà tây đều được viết là "turkey" trong tiếng Anh. Vậy danh từ chỉ gà tây được lấy theo tên nước hay tên nước xuất phát từ con vật này?
Đầu tiên, từ "Turkey" dùng để chỉ "vùng đất người Turk chiếm đóng" từ những năm 1300, được sử dụng bởi tác gia Anh Geoffrey Chaucer trong cuốn thơ "The Book of the Duchess" (Sách của Nữ công tước). Từ "Turk" không rõ nguồn gốc, nhưng cũng xuất hiện trong nhiều ngôn ngữ khác như tiếng Italy, Ả Rập, Ba Tư để chỉ người dân khu vực này. Vùng đất bị người Turk chiếm đóng được gọi là Đế quốc Ottoman từ những năm 1300 đến 1922.
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất và sự sụp đổ của Ottoman, nước cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ được thành lập, lấy tên gọi mà từ lâu đã đề cập đến vùng đất đó. Như vậy, Turk (người Thổ) sống ở Turkey (Thổ Nhĩ Kỳ), điều này hợp lý về mặt ngôn ngữ.
Thông qua Đế quốc Ottoman, những con gà Phi (xuất xứ từ miền đông châu Phi, có một số đặc điểm tương đồng với gà tây) đã được nhập khẩu vào châu Âu. Chúng được gọi là "turkey-cock" (đối với con trống) hoặc "turkey-hen" (đối với con mái), bởi vì chúng do người Thổ mang đến.
Sau đó, khi gà tây (xuất xứ từ Bắc Mỹ) được đưa sang châu Âu, do thấy hình dáng của chúng giống gà Phi, người châu Âu cũng gọi chúng là "turkey". Sự nhầm lẫn đó đã dẫn đến việc loài vật ở tận Bắc Mỹ được gọi tên theo đất nước Thổ Nhĩ Kỳ.
Câu 2: Thành phố nào của Thổ Nhĩ Kỳ nằm trên hai châu lục?