Ngày còn bé, bọn trẻ con chúng tôi rất mong đến Tết, vì được mặc áo mới, được đi chơi, được lì xì và không phải đi học. Tết lại được ăn đủ thứ bánh kẹo mà không bị người lớn la. Mỗi khi gần đến Tết, trong lòng tôi lại nao nao một cảm giác vô cùng khó tả vì đối với tôi, Tết là một cái gì đó thiêng liêng và ẩm áp. Tôi may mắn được ăn Tết cả bên nội lẫn bên ngoại. Đó là những kỹ niệm theo chân tôi suốt quảng đường đời sau này.
Cứ Tết đến, tôi lại được ba mẹ cho về quê nội chơi. Trong ấn tượng của tôi, Tết về nội là được gói bánh tét. Hàng năm cứ đến khoảng 27, 28 Tết, bà con họ hàng lại xúm lại đến nhà nội để cùng nhau gói bánh tét. Cũng giống như một ngôi nhà ở vùng quê Nam bộ khác, nhà nội cũng có nhà ở giửa và hai cháy ở hai bên, phía sau có gian bếp rất rộng. Nhà nội được lót bằng gạch tàu sạch sẽ và thoáng mát. Các cô, chú, thím... ngồi bệch xuống, người lau lá chuối, người gói bánh bằng các nguyên liệu như nếp, đậu xanh, mở, chuối chính... rồi buộc chặc bằng lạt.
Mọi người trò chuyện rất vui vẻ, bà con lâu ngày gặp lại nên người thì kể chuyện này, người thì kể chuyện kia, hỏi thăm sức khỏe nhau. Bọn trẻ con chúng tôi chạy lăng xăng đòi gói bánh nhưng có gói được đâu, phá thì nhiều hơn. Sau khi đã gói xong thì để riêng hai chổ, một bên là nhưng chuối, một bên là nhân mỡ và có làm dấu để phân biệt. Sau đó chú ba chọn nơi để luộc bánh, bắt ba cục đá tảng thật là to để cái nồi to lên. Nhà nội có cái nồi to và cao lên, có thể đựng được cả giạ gạo, lấy củi để sẳn đó.
Sau khi mọi người gói bánh xong, chú lần lượt xếp bánh vào nồi và đổ nước vào và nấu. Mấy thím, mấy cô và cả mẹ tôi ngồi lại xung quanh nồi bánh canh lửa và truyện trò vui vẻ. Còn bọn trẻ con chúng tôi cứ vô tư nô đùa đến buồn ngũ thì đi ngủ. Sáng dậy thì bánh đã chín rồi. Bà nội tôi dặn chú chia bánh cho bà con hàng xóm. Còn lại để lên bàn thờ và treo phía sau bếp.
Năm nào cũng vậy, số lượng bánh không bao giờ thiếu cũng chẳng bao giờ thừa. Cảm giác khi chú tôi giở nồi bánh ra thơm phưng mùi lá chuối, khói bóc nghi ngút. Tôi thích nhất là cảm giác khi bà nội cắt bánh cho bọn trẻ chúng tôi ăn. Tôi khoái nhất là nhân mỡ bóc lớp lá chuối ra cắn ngang khoanh bánh vị nếp dẽo, mềm, ngon cộng với vị bùi bùi của đậu xanh và béo ngầy ngậy của mỡ. Tất cả các hương vị đó cộng lại không có gì tuyệt vời bằng. Nhưng mỡ của bà nội làm không có thịt nạt bên trongnhư bây giờ người ta vẫn bán, mà chỉ có mỡ và đậu xanh, miếng mở trong vắt rung rinh như đang nhảy múa trong miệng béo mà không ngán.
Đối với tôi, Tết trong quê nội là như vậy đó. Người ta nói Tết đến dưa hành câu đối đỏ, còn trong ký ức của tôi, Tết là sự sum vầy bên gia đình, sự sum vầy của bà con dòng họ, là mùi bánh tét không thể nào quên của bà nội tôi. Bây giờ bà tôi mất rồi, nhưng tôi vẫn nhớ khi hết Tết, tôi không muốn về chút nào cứ tìm hết cớ này đến cớ khác để kéo dài thời gian. Bà đã nói con về ngoan học giỏi rồi hè và Tết lại về với nội. Tôi vào đại học, lập gia đình rồi có con, tôi càng hiểu sâu sắc hơn về cảm giác hạnh phúc khi được sum vầy với gia đình và mùi bánh tét mà bây giờ tôi không bao giờ tìm lại được mùi vị đó nữa. Đó là hương vị của quê nhà và là ký ức của tuổi thơ. Việc tôi có thể làm là cố gắng xây dựng một không khí đầm ấm hạnh phúc cho gia đình của tôi và cho các con.
Từ ngày 15/1 đến hết 1/3, độc giả VnExpress có thể tham gia cuộc thi "Tết và tuổi thơ" để chia sẻ những cảm xúc, kỷ niệm ngày Tết bé thơ đầm ấm bên gia đình. Độc giả bấm vào đây để tham gia. |
Nguyễn Thị Minh Thanh