Cấu trúc của tóc gồm 2 phần là thân (nhô ra khỏi da đầu) và nang (dưới da đầu). Nang tóc được cấu thành từ nhiều bộ phận khác nhau mà quan trọng nhất là phình và nhú bì. Phình tóc là nơi chứa các tế bào mầm tóc - được xem như "hạt giống" - nguồn gốc hình thành, phát triển nên một sợi tóc.
Quá trình mọc tóc bắt đầu khi thần kinh nội tiết cơ thể truyền tín hiệu. Dưới sự tác động tiếp tục của thần kinh nội tiết, dinh dưỡng và một số yếu tố khác, tế bào mầm tóc sẽ biệt hóa thành một sợi tóc hoàn chỉnh gồm các bộ phận như tủy, bao trong, bao ngoài... Số lượng và chất lượng của tế bào mầm tóc đóng vai trò quan trọng trong việc khởi đầu một sợi tóc dày hay mỏng, khỏe hay yếu, đẹp hay xấu, ngắn hay dài.
Cơ chế mọc tóc ở nam và nữ cũng được diễn ra khác nhau. Ở nữ, thần kinh nội tiết sẽ tác động lên tế bào mầm tóc giúp kéo dài thời gian mọc, nên tóc “sống lâu" hơn, dài hơn và mềm mượt hơn. Ngược lại ở nam giới, thần kinh nội tiết lại "chỉ huy" giai đoạn mọc ngắn lại với ít tế bào mầm tóc được huy động hơn nên tóc ngắn, sợi thô và cứng.
Với cả nam và nữ trước 30, quá trình rụng và mọc tóc diễn ra bình thường, theo đúng chu trình nên mái tóc thường chắc khỏe, ít rụng và bóng đẹp. Nhưng sau tuổi 30, thần kinh nội tiết mất cân bằng và các tác động từ bên ngoài như stress, các chất độc hại khiến tế bào mầm tóc suy yếu, rối loạn hoạt động. Điều đó khiến sợi tóc khô, cứng, yếu mảnh. Nguy hiểm hơn là vòng đời sợi tóc ngắn lại, tóc cũ rụng sớm trong khi tóc mới khó mọc. Tóc trở nên thưa, mỏng, cuối cùng có thể dẫn tới hói đầu.
Giải pháp điều trị chuyên biệt cho nam và nữ
Với nghiên cứu mới về tế bào mầm tóc, các nhà khoa học tìm ra cơ chế rụng tóc của nam và nữ, qua đó có giải pháp khác nhau.
Cụ thể, nữ giới bị tác động bởi những tác nhân như rối loạn thần kinh nội tiết nữ (xảy ra sau khi sinh, trong thời kỳ tiền mãn kinh, mãn kinh...); dinh dưỡng mất cân bằng; tâm lý căng thẳng; bệnh toàn thân hay tại da đầu và các liệu pháp trị bệnh ung thư (hóa trị, xạ trị). Với nam giới, tóc dễ rụng khi rối loạn thần kinh nội tiết nam testosterone; căng thẳng; di truyền từ gia đình; bệnh và trị bệnh (hóa trị, xạ trị); lối sống thiếu khoa học khi hút thuốc, uống rượu, bia.
Từ nguyên nhân này, các nhà khoa học đã phát minh cơ chế tác động vào tế bào mầm tóc nhằm giảm thiểu tình trạng rụng, hói đầu, kích thích mọc và nuôi dưỡng từ sâu bên trong. Biện pháp được Tiến sĩ, bác sĩ Lê Thúy Tươi nhận định ưu việt hơn các cách điều trị trước đây.
Cụ thể, phương pháp mới được đưa ra bao gồm các hoạt chất trong công thức CLI- Beta có chức năng cân bằng thần kinh nội tiết nữ từ đó đảm bảo tế bào mầm hoạt động tốt, thúc đẩy quá trình biệt hoá, kéo dài tối đa giai đoạn mọc đúng chu trình, làm chậm quá trình bạc, giảm yếu tố gây hại, phục hồi nang...
Riêng nam giới, công thức CLI-alpha giúp cân bằng thần kinh nội tiết nam, giảm hoạt động men 5-alpha-reductase (5AR), làm gián đoạn quá trình sản sinh dihydrotestosterone, bảo vệ tế bào mầm, ngăn hói đầu, bổ sung dinh dưỡng chuyên biệt, chậm bạc.
Sau 3 tháng thử nghiệm, Đại học Pavia công bố kết quả lâm sàng cho thấy hoạt chất Cynatine có trong 2 công thức giúp tăng tỷ lệ mọc ở 90% bệnh nhân, giảm rụng 4 lần chỉ sau 30 ngày, ổn định độ ẩm, sức khỏe da đầu. Ở nhóm đối tượng nữ, hoạt chất Horsetail giúp tăng số lượng tóc ở vùng thưa lên gấp đôi. Trong công thức chữa cho nam giới có Saw Palmetto cũng làm giảm rụng và tăng lượng tóc mọc cho ít nhất 60% người dùng.
Theo Tiến sĩ, bác sĩ Lê Thuý Tươi, khi tác động vào tế bào mầm tóc, sau 8 tuần tóc, sẽ giảm rụng và có dấu hiệu mọc trở lại, đồng thời cần ít nhất 3 tháng để sợi mới nhú lên và khoảng 6 tháng để thay thế sợi tóc cũ. Do đó, điều trị rụng tóc, kích thích mọc tóc cần hiểu rõ các thông tin khoa học để kiên trì tuân thủ đúng lộ trình.
Hoài Nhơn