![]() |
Có thể tìm thấy hạt lạ trong các sao neutron. |
50 nhà vật lý từ Mỹ, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga và Đức đã phối hợp thực hiện thí nghiệm trên.
Từ những năm 1960, các nhà vật lý đã tìm mọi cách săn lùng các hạt này, nhưng họ chỉ tách được một số lượng rất nhỏ, và các hạt lạ được tạo ra thường không bền vững. Do vậy, việc nghiên cứu chúng rất khó khăn.
Lần này, với sự giúp đỡ của một máy gia tốc cực lớn, những hạt nhân nguyên tử bị bắn phá khi đang chuyển động với tốc độ rất cao. Trong 100 triệu nguyên tử bị phá vỡ, có khoảng 30-40 hạt lạ xuất hiện. Đối với các nhà vật lý hạt nhân thì đây là con số lớn hơn cả mong đợi.
Cấu trúc nguyên tử
Nguyên tử gồm có nhân và các điện tử. Nhân chứa proton và neutron. Mỗi proton và neutron lại được cấu thành từ hai hạt quark: quark u (up) và quark d (down). Đến nay, giới vật lý đều cho rằng, quark là hạt nhỏ nhất, không thể phân chia được nữa.
Tuy nhiên, từ giữa thế kỷ trước, các nhà khoa học đã giả thuyết rằng, ngoài các loại vật chất thường chứa 2 quark trên, vũ trụ còn có những vật chất lạ, được hình thành bởi các nguyên tử chứa 3 loại hạt quark: u, d, và s (s = strange: lạ).
Lần này, với việc tạo ra các hạt lạ ở số lượng lớn, các nhà khoa học đã chứng minh được giả thuyết trên một cách chắc chắn. Họ hy vọng, có thể nghiên cứu các hạt này, để làm rõ tác động qua lại giữa các hạt trong nhân, đặc biệt là các "hạt lạ". Đồng thời, nghiên cứu sẽ góp phần giải thích vũ trụ thời mới hình thành, ví dụ sự bùng nổ của các sao neutron, bởi vì trong các sao này có thể còn rất nhiều những hạt lạ.
Minh Hy (theo BBC)