Theo khoản 1 Điều 156 Bộ luật Hình sự, người nào bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Vu khống.
Trường hợp sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội thì có thể bị truy cứu theo khoản 2 điều luật này với mức hình phạt tù 1-3 năm.
Đối với hành vi dùng Facebook giả đó để vay tiền người thân của nạn nhân có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Như vậy, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, bạn cần làm đơn trình báo gửi cơ quan điều tra nơi sinh sống để được pháp luật bảo vệ. Trường hợp bạn biết ai là người vi phạm thì cần thông báo ngay cho cơ quan điều tra để kịp thời có biện pháp ngăn chặn, xử lý. Tùy chính chất, mức độ nguy hiểm, hậu quả đã gây ra mà người vi phạm có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Tuy nhiên, trên thực tế, việc xử lý vi phạm trên không gian mạng gặp rất nhiều khó khăn do nhiều nguyên nhân như: đối tượng vi phạm đang sinh sống ở nước ngoài, số tài khoản để nhận tiền chiếm đoạt cũng là của người khác mà bằng cách nào đó kẻ phạm tội có được và sử dụng để nhận tiền. Sau khi chiếm đoạt, kẻ phạm tội rút tiền ngay lập tức hoặc chuyển lòng vòng sang các tài khoản khác để gây khó khăn cho cơ quan điều tra trong việc truy vết.
Luật sư Vũ Tiến Vinh
Công ty luật Bảo An, Hà Nội