Theo khoản 2 Điều 13 Thông tư 01/2016/TT-BTP ngày 01/02/2016 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện một số thủ tục về quản lý hành chính và biểu mẫu nghiệp vụ trong thi hành án dân sự thì có 3 trường hợp thực hiện việc tiêu hủy tài sản, vật chứng, cụ thể như sau:
- Vật chứng, tài sản thuộc diện tiêu huỷ theo bản án, quyết định
- Tài sản không bán được hoặc bị hư hỏng và không còn giá trị sử dụng (Đối với tang vật, tài sản tạm giữ bị hư hỏng, không còn giá trị sử dụng) theo quy định quy định tại khoản 3 Điều 126 Luật Thi hành án dân sự;
- Tài sản của người phải thi hành án trong trường hợp cưỡng chế trả nhà, giao nhà, chuyển quyền sử dụng đất nhưng bị hư hỏng và không còn giá trị sử dụng mà đương sự không nhận hoặc không xác định được địa chỉ.
Đối với việc tiêu hủy một loại tài sản trong vụ án, trong trường hợp không thuộc diện tiêu hủy theo bản án, quyết định thì chỉ trong trường hợp tài sản đó không còn sử dụng được mới bị tiêu hủy.
Còn đối với trường hợp bán đấu giá sung công quỹ, đây đều là những vật chứng, tài sản không thuộc diện tiêu hủy theo bản án, quyết định và đều là những tài sản vẫn chưa bị hư hỏng và còn giá trị sử dụng.
Như vậy, việc quyết định tài sản sẽ bị tiêu hủy hay bán đấu giá sung công quỹ sẽ phụ thuộc vào 02 yếu tố: Tài sản đó có thuộc diện tiêu hủy theo bản án, quyết định hay không và Tình trạng hiện tại của tài sản đó.
Luật sư Phạm Thanh Bình
Công ty Luật Bảo Ngọc, Hà Nội