Đại lễ Phật đản theo Phật lịch 2564 - Dương lịch 2020 diễn ra tại chùa Tam Chúc (Hà Nam) ngày 30/4, thời điểm Covid-19 còn phức tạp nên thành phần tham dự rút gọn còn 30 chư tăng. Các bước nghi lễ không thay đổi.
Đại lễ Phật đản theo Phật lịch 2564 - Dương lịch 2020 diễn ra tại chùa Tam Chúc (Hà Nam) ngày 30/4, thời điểm Covid-19 còn phức tạp nên thành phần tham dự rút gọn còn 30 chư tăng. Các bước nghi lễ không thay đổi.
Trước buổi lễ, cán bộ y tế địa phương đo thân nhiệt, kiểm tra y tế những người tham gia. Tất cả phật tử đeo khẩu trang, đứng cách nhau 2 m.
Trước buổi lễ, cán bộ y tế địa phương đo thân nhiệt, kiểm tra y tế những người tham gia. Tất cả phật tử đeo khẩu trang, đứng cách nhau 2 m.
Nghi lễ diễn ra tại điện Tam Thế ở độ cao 45 m so với mực nước biển, trong khuôn viên rộng hơn 5.400 mét vuông, sức chứa 5.000 người làm lễ cùng lúc.
Nghi lễ diễn ra tại điện Tam Thế ở độ cao 45 m so với mực nước biển, trong khuôn viên rộng hơn 5.400 mét vuông, sức chứa 5.000 người làm lễ cùng lúc.
Hồi chuông, tụng nghi thức Khánh đản và Kinh Chuyển pháp luân để kính mừng Phật đản và cầu nguyện cho dịch Covid -19 tiêu trừ; sớm ổn định, phát triển kinh tế xã hội và đời sống nhân dân. Buổi lễ diễn ra đúng ngày thống nhất đất nước, nên cũng là dịp nhớ ơn các anh hùng liệt sĩ.
Hồi chuông, tụng nghi thức Khánh đản và Kinh Chuyển pháp luân để kính mừng Phật đản và cầu nguyện cho dịch Covid -19 tiêu trừ; sớm ổn định, phát triển kinh tế xã hội và đời sống nhân dân. Buổi lễ diễn ra đúng ngày thống nhất đất nước, nên cũng là dịp nhớ ơn các anh hùng liệt sĩ.
Nghi lễ gói gọn trong hơn một tiếng đồng hồ gồm: Đọc bức thông điệp của Đức Pháp chủ gửi phật tử, diễn văn buổi lễ, nghi lễ, dâng hương, cầu nguyện.
Nghi lễ gói gọn trong hơn một tiếng đồng hồ gồm: Đọc bức thông điệp của Đức Pháp chủ gửi phật tử, diễn văn buổi lễ, nghi lễ, dâng hương, cầu nguyện.
Lần lượt 30 phật tử thực hiện nghi thức tắm phật theo truyền thống.
Thượng tọa Thích Minh Quang, Uỷ viên Hội đồng trị sự, Phó chánh văn phòng Trung ương giáo hội Phật giáo, cho biết: "Đại lễ Phật đản diễn ra đúng dịp cả nước và thế giới đang gồng mình gánh chịu đại dịch Covid-19, nên có phần đặc biệt hơn khi người tham gia có hạn, đảm bảo an toàn, giãn cách, vệ sinh khử khuẩn".
Lần lượt 30 phật tử thực hiện nghi thức tắm phật theo truyền thống.
Thượng tọa Thích Minh Quang, Uỷ viên Hội đồng trị sự, Phó chánh văn phòng Trung ương giáo hội Phật giáo, cho biết: "Đại lễ Phật đản diễn ra đúng dịp cả nước và thế giới đang gồng mình gánh chịu đại dịch Covid-19, nên có phần đặc biệt hơn khi người tham gia có hạn, đảm bảo an toàn, giãn cách, vệ sinh khử khuẩn".
10h30, phần lễ kết thúc, người dân xếp hàng lần lượt vào tắm phật. Đây là nghi thức được người dân mong đợi nhất.
10h30, phần lễ kết thúc, người dân xếp hàng lần lượt vào tắm phật. Đây là nghi thức được người dân mong đợi nhất.
Từ ngày 28/4, sau khi hết hạn cách ly xã hội, chùa Tam Chúc đã mở cửa đón khách. Khách thập phương đến vãn cảnh chùa được kiểm tra y tế và buộc phải đeo khẩu trang.
Bà Hoài, phật tử ở Hải Phòng chia sẻ: "Sau khi Hải Phòng nới lỏng giãn cách xã hội ngày 23/4, gia đình đã lên kế hoạch vãn cảnh chùa dịp 30/4. Gia đình tôi 10 người đến chùa từ sáng, chờ ngoài điện hơn một tiếng để vào tắm phật, mừng ngày Ngài đản sinh".
Từ ngày 28/4, sau khi hết hạn cách ly xã hội, chùa Tam Chúc đã mở cửa đón khách. Khách thập phương đến vãn cảnh chùa được kiểm tra y tế và buộc phải đeo khẩu trang.
Bà Hoài, phật tử ở Hải Phòng chia sẻ: "Sau khi Hải Phòng nới lỏng giãn cách xã hội ngày 23/4, gia đình đã lên kế hoạch vãn cảnh chùa dịp 30/4. Gia đình tôi 10 người đến chùa từ sáng, chờ ngoài điện hơn một tiếng để vào tắm phật, mừng ngày Ngài đản sinh".
Đại lễ Phật đản truyền đi thông điệp về tinh thần đoàn kết, đồng thuận xã hội và giữ gìn bản sắc văn hoá.
Đại lễ Phật đản truyền đi thông điệp về tinh thần đoàn kết, đồng thuận xã hội và giữ gìn bản sắc văn hoá.
Các sư thầy thả cá phóng sinh cầu nguyện cho quốc thái dân an, hòa bình thế giới.
Ngọc Thành