12h, chị Hoàng Yến - chủ một đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ khắc dấu tạị Hà Nội vừa hoàn thành công việc giao hàng cho tài xế Grab. Mùa cuối năm bận rộn nhưng chị thấy vui vì tháng này, số lượng đơn hàng tăng gấp 3 lần so với tháng 4 - thời diểm thủ đô thực hiện giãn cách xã hội do Covid-19 bùng phát.
Để vượt qua giai đoạn khó khăn, doanh nghiệp chú trọng cập nhật công nghệ mới về khắc dấu như Laser, CNC, điêu khắc gỗ, lựa chọn nguồn cán dấu nhập khẩu chất lượng cao. Công ty cũng tung chương trình ưu đãi đến 50% dịch vụ khắc dấu tên, chức danh, chữ ký..., tăng cường quảng bá trên Facbook để tiếp cận người dùng.

Nhiều nền tảng giao hàng triển khai chương trình ưu đãi hỗ trợ các chủ shop online trong giai đoạn bình thường mới.
Người bạn cùng kinh doanh online giới thiệu, chị Yến bắt đầu tham gia Hội Chủ Shop VIP GrabExpress. "Từ khi trở thành thành viên của hội, tôi nhận được nhiều mã ưu đãi hơn. Mỗi đơn hàng áp dụng mã đều giảm 10.000 đồng, khách của tôi thích lắm vì tiết kiệm được phí ship", chị Yến cho biết.
Cũng giống như chị Yến, công ty kinh doanh thiết bị truyền hình của anh Nguyễn Minh Phúc, Hà Nội cũng gặp nhiều khó khăn vì Covid-19. Để duy trì doanh nghiệp, anh Phúc phải tư duy nhiều phương án ứng phó. Nhằm tiết kiệm chi phí quản lý, anh đã thuê căn phòng nhỏ trong ngõ làm kho hàng, đồng thời đẩy mạnh quảng cáo trên các trang mạng xã hội.
Trước đây, anh Phúc chỉ thuê một nhân viên chuyên giao hàng. Tuy nhiên, dịch Covid-19 khiến tình hình kinh doanh của anh không ổn định, đơn hàng lẻ tẻ. Để tối ưu được chi phí vận hành, cũng như tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng trên các nền tảng khác nhau, anh Phúc quyết định tham gia Hội Chủ Shop VIP GrabExpress. "Nhờ vào các mã ưu đãi được tặng sau khi tham gia chương trình, công ty tiết kiệm được tương đối chi phí cho khâu vận chuyển", anh Phúc thông tin. Ngoài các ưu đãi độc quyền, anh Phúc còn có cơ hội chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm của nhiều chủ shop khác trong Hội Chủ Shop VIP GrabExpress.

Cuối năm, doanh số bán hàng của công ty anh Phúc tăng so với thời điểm cách ly xã hội do dịch Covid-19.
Sáng đầu tuần, chị Thảo Nhi, chủ kinh doanh một cửa hàng mỹ phẩm ở Hà Nội mở Facebook kiểm tra tin nhắn đặt hàng của khách gồm: Chì kẻ mày, phấn nền, son môi kèm lời nhắn "Tôi cần gấp, bạn có thể giao hàng trong hai tiếng không?". Không mất thời gian suy nghĩ, Nhi trả lời nhanh chóng: "Shop sẽ giao hàng đúng giờ".
Soạn hàng mất 15 phút, Nhi mở ứng dụng Grab đặt tài xế giao hàng, gõ mã giảm giá nhận từ Hội Chủ Shop VIP GrabExpress, phí từ 30.000 đồng giảm xuống còn 10.000 đồng. Trong quá trình chờ đợi, Nhi tranh thủ vệ sinh cá nhân, vừa đánh răng xong, tài xế gọi điện thì chị xuống đưa đồ. Đơn hàng giao trước thời gian khách yêu cầu, không mất tiền ship, vị khách cảm ơn, thể hiện sự hài lòng với dịch vụ nhanh chóng của shop.
Thảo Nhi kinh doanh mỹ phẩm lâu năm, năm nay, Covid-19 bùng phát, lệnh giãn cách và phong tỏa các tỉnh thành hồi đầu năm khiến hoạt động kinh doanh gần như ngưng trệ. Tuy nhiên, với guồng quay của cuộc sống hiện đại, người tiêu dùng ưu tiên mua sắm trực tuyến. Công ty nghiên cứu thị trường Q&Me khảo sát trên 535 người tiêu dùng trong độ tuổi 18 đến 39 tại TP HCM và Hà Nội, vào tháng 12/2019 cho thấy, 79% sử dụng ứng dụng di động để mua sắm trực tuyến. Nắm bắt được xu hướng này, Thảo Nhi cũng tận dụng thêm nền tảng livestream. Kể từ khi livestream, gia nhập Hội Chủ Shop VIP GrabExpress, số lượng đơn hàng của chị tăng đều mỗi ngày, lượt người theo dõi cửa hàng tăng gấp đôi, tổng doanh thu tháng 11 gấp gần 4 lần so với tháng 4.
Những ngày cuối năm, anh Phúc, chị Yến, Thảo Nhi bận bịu với việc bán hàng. Covid-19 đem đến những trở nhưng không quên các bài học kinh doanh tích cực, thêm nhiều ý tưởng để trèo lái doanh nghiệp nhỏ của mình. Trong một năm trải qua nhiều cung bậc cảm xúc, cả ba đều tin mình đủ khả năng giúp doanh nghiệp của bản thân trụ vững dù Covid-19 chưa rời xa.
Lê Nguyễn