![Tái thả hổ mang chúa, mèo rừng về tự nhiên](https://iv1cdn.vnecdn.net/vnexpress/images/web/2022/08/12/tai-tha-ho-mang-chua-meo-rung-ve-tu-nhien-1660318504.jpg?w=0&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=1h6LxMm-vMQtT_LxvpROKg)
Tái thả động vật hoang dã về rừng đặc dụng Hương Sơn.
![](https://vcdn1-vnexpress.vnecdn.net/2022/08/12/2-JPG-1660312155.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=POeyZsUBpnWSAd87Ol5cPg)
Sáng 12/8, Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã Hà Nội tổ chức tái thả 5 loài động vật hoang dã tại rừng đặc dụng Hương Sơn (huyện Mỹ Đức). Trong số này có rắn hổ mang chúa thuộc loài nguy cấp nhóm I trong sách đỏ; mèo rừng và 3 loài chim thuộc nhóm II.
Sáng 12/8, Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã Hà Nội tổ chức tái thả 5 loài động vật hoang dã tại rừng đặc dụng Hương Sơn (huyện Mỹ Đức). Trong số này có rắn hổ mang chúa thuộc loài nguy cấp nhóm I trong sách đỏ; mèo rừng và 3 loài chim thuộc nhóm II.
![](https://vcdn1-vnexpress.vnecdn.net/2022/08/12/1-JPG-1660312153.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=FPzrxuVhmFdx4NT8R3rHzQ)
Động vật được thả là tang vật của các vụ án buôn bán động vật hoang dã trái phép trên địa bàn các tỉnh phía Bắc.
Động vật được thả là tang vật của các vụ án buôn bán động vật hoang dã trái phép trên địa bàn các tỉnh phía Bắc.
![](https://vcdn1-vnexpress.vnecdn.net/2022/08/12/4-JPG-1660312158.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=Td377Zpk5vnm1vha3tX6eg)
Trước khi thả, lực lượng kiểm lâm và Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã Hà Nội đã khảo sát địa hình, nguồn thức ăn, nhiệt độ và điều kiện tự nhiên của rừng được chọn thả.
Ông Lương Xuân Hồng, Giám đốc Trung tâm Cứu hộ Động vật hoang dã Hà Nội cho biết sau những vụ án buôn bán động vật hoang dã, từng loài vật chuyển giao cho trung tâm đều được phân loại, sau đó các chuyên gia sẽ tiến hành tái thả đúng cách và đảm bảo an toàn. "Tùy loài, sẽ xác định vị trí thả khác nhau", ông Hồng nói.
Trước khi thả, lực lượng kiểm lâm và Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã Hà Nội đã khảo sát địa hình, nguồn thức ăn, nhiệt độ và điều kiện tự nhiên của rừng được chọn thả.
Ông Lương Xuân Hồng, Giám đốc Trung tâm Cứu hộ Động vật hoang dã Hà Nội cho biết sau những vụ án buôn bán động vật hoang dã, từng loài vật chuyển giao cho trung tâm đều được phân loại, sau đó các chuyên gia sẽ tiến hành tái thả đúng cách và đảm bảo an toàn. "Tùy loài, sẽ xác định vị trí thả khác nhau", ông Hồng nói.
![](https://vcdn1-vnexpress.vnecdn.net/2022/08/12/5-JPG-1660312160.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=gLqiWyQiYVWcZuZuNRgV_g)
7 rắn hổ mang chúa được đựng trong những chiếc túi chuyên dụng trước khi thả. Đây là loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ nhóm IB, tương đương với hổ.
7 rắn hổ mang chúa được đựng trong những chiếc túi chuyên dụng trước khi thả. Đây là loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ nhóm IB, tương đương với hổ.
![](https://vcdn1-vnexpress.vnecdn.net/2022/08/12/7-JPG-1660312163.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=IzaYMO-SqID7Gwhc1XHkKQ)
Trong các loài, tái thả rắn là cầu kỳ và đòi hỏi an toàn hơn cả. Mỗi chiếc túi sẽ được buộc bằng dây dài 30 m, đứng từ xa giật cho túi mở để rắn chui ra.
Trong các loài, tái thả rắn là cầu kỳ và đòi hỏi an toàn hơn cả. Mỗi chiếc túi sẽ được buộc bằng dây dài 30 m, đứng từ xa giật cho túi mở để rắn chui ra.
![](https://vcdn1-vnexpress.vnecdn.net/2022/08/12/L1000013-JPG-1660312168.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=RI3DQjhofW9AZDNeEVD2qA)
Địa hình thả rắn phải ẩm ướt, có hang hốc đá, không thả chỗ có nước và đồi núi dốc vì loài này bơi giỏi, bò nhanh, có thể đuổi theo cắn người thả.
Địa hình thả rắn phải ẩm ướt, có hang hốc đá, không thả chỗ có nước và đồi núi dốc vì loài này bơi giỏi, bò nhanh, có thể đuổi theo cắn người thả.
![](https://vcdn1-vnexpress.vnecdn.net/2022/08/12/8-JPG-1660312165.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=WpESLVlmAxq7aIblh4LDfg)
Con rắn hổ mang chúa nặng hơn 5 kg, dài 2,5 m chui ra khỏi túi về với rừng. Rắn được cho ăn trước khi thả vào tự nhiên, những ngày đầu dần làm quen thích nghi môi trường sẽ không bị đói.
Con rắn hổ mang chúa nặng hơn 5 kg, dài 2,5 m chui ra khỏi túi về với rừng. Rắn được cho ăn trước khi thả vào tự nhiên, những ngày đầu dần làm quen thích nghi môi trường sẽ không bị đói.
![](https://vcdn1-vnexpress.vnecdn.net/2022/08/12/9-JPG-1660312166.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=RaMUZLZ1AJwpzQa0oRaHxg)
Mèo rừng được anh Nguyễn Đình Văn, nhân viên trung tâm cứu hộ thả. "Loài này phân bố ở hầu hết các nơi từ Bắc tới Nam. Thức ăn của chúng đa dạng nên khi thả ra rất dễ thích nghi, chỉ cần có hang hốc là mèo có thể sinh tồn", anh Văn nói.
Mèo rừng được anh Nguyễn Đình Văn, nhân viên trung tâm cứu hộ thả. "Loài này phân bố ở hầu hết các nơi từ Bắc tới Nam. Thức ăn của chúng đa dạng nên khi thả ra rất dễ thích nghi, chỉ cần có hang hốc là mèo có thể sinh tồn", anh Văn nói.
![](https://vcdn1-vnexpress.vnecdn.net/2022/08/12/3-JPG-1660312156.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=hvDgpEmR-QOh4LhJSUhB1g)
Sau khi thả xong rắn và mèo rừng, 30 con khướu bạc má, loài động vật nguy cấp nhóm IIB được trung tâm bố trí thả ở khu vực khác trong rừng đặc dụng để đảm bảo an toàn.
Sau khi thả xong rắn và mèo rừng, 30 con khướu bạc má, loài động vật nguy cấp nhóm IIB được trung tâm bố trí thả ở khu vực khác trong rừng đặc dụng để đảm bảo an toàn.
Ngọc Thành