Trình tự phiên tòa trong những vụ án thế này có gì khác, và có ảnh hưởng gì đến kết quả chung của phiên tòa không?
Độc giả Thanh Tú
Luật sư tư vấn
Khoản 2, 3 Điều 21 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định Viện kiểm sát tham gia các phiên họp sơ thẩm với các việc dân sự; phiên tòa sơ thẩm đối với những vụ án do tòa án tiến hành thu thập chứng cứ hoặc đối tượng tranh chấp là tài sản công, lợi ích công cộng, quyền sử dụng đất, nhà ở hoặc có đương sự là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 4 của Bộ luật này. Viện kiểm sát tham gia phiên tòa, phiên họp phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm.

Đại diện VKSND Hà Nội trong phiên tòa hình sự hôm 18/3. Ảnh: Danh Lam
Về sự vắng mặt kiểm sát viên tại phiên tòa, Điều 232 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định kiểm sát viên được Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp phân công có nhiệm vụ tham gia phiên tòa; nếu kiểm sát viên vắng mặt thì Hội đồng xét xử vẫn tiến hành xét xử, không hoãn phiên tòa; trường hợp kiểm sát viên bị thay đổi tại phiên tòa hoặc không thể tiếp tục tham gia phiên tòa xét xử, nhưng có kiểm sát viên dự khuyết thì người này được tham gia phiên tòa xét xử tiếp vụ án nếu họ có mặt tại phiên tòa từ đầu.
Quy định nói trên thì chỉ bắt buộc phải có sự tham gia của kiểm sát viên khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2, 3 Điều 21 nói trên. Các trường hợp khác không bắt buộc phải có sự tham gia của kiểm sát viên.
Về trình tự phiên tòa trong những vụ án không có kiểm sát viên tham gia thì có một số điểm khác biệt như sau:
- Thủ tục bắt đầu phiên tòa: Chủ tọa khai mạc phiên tòa, kiểm tra sự có mặt của những đương sự, người được triệu tập, phổ biến quyền và nghĩa vụ của các bên. Không có phần kiểm sát viên kiểm tra thành phần mà Hội đồng xét xử sẽ phát biểu ý kiến ban đầu.
- Thủ tục trình bày và hỏi tại phiên tòa: Các bên (nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan) trình bày, đối đáp và Hội đồng xét xử đặt câu hỏi; không có phần kiểm sát viên tham gia hỏi để làm rõ thêm một số vấn đề (nếu có).
- Thủ tục tranh luận: Các đương sự tranh luận, đối đáp dưới sự điều hành của thẩm phán, chủ tọa phiên tòa. Nếu có kiểm sát viên, sau phần tranh luận, kiểm sát viên sẽ phát biểu ý kiến về việc tuân thủ pháp luật tố tụng và quan điểm giải quyết vụ án theo Điều 262 BLTTDS 2015. Khi không có kiểm sát viên tham gia phiên tòa thì phần này bị lược bỏ.
- Nghị án và tuyên án: Hội đồng xét xử nghị án và tuyên án như bình thường. Không có sự tham gia của kiểm sát viên khi tuyên án.
Các quy định nói trên về sự tham gia của kiểm sát viên tại phiên tòa được hình thành, xây dựng từ kết quả thực tiễn thi hành pháp luật về tố tụng dân sự, vẫn đảm bảo yếu tố khách quan, chức năng kiểm sát của Viện kiểm sát được tuân thủ, do vậy không ảnh hưởng đến kết quả chung của phiên tòa.
Luật sư Nguyễn Thị Phương Hoa
Công ty Luật Bảo An, Hà Nội