![]() |
Luật sư Phạm Thanh Bình: "Bán vật chứng là để bảo tồn giá trị của tài sản bị tạm giữ". |
- Vụ án đang được điều tra, tòa chưa phán quyết, tài sản là tang vật bị thu giữ có được phép bán không?
- Theo Bộ luật Tố tụng hình sự, tài sản là vật chứng vụ án thì nếu đang ở giai đoạn điều tra, cơ quan điều tra có quyền xử lý, ở giai đoạn truy tố thì VKS có quyền xử lý, còn ra tòa rồi thì tòa có quyền quyết định. Việc bán tang vật như trường hợp Đông Nam hiện nay được thực hiện khi cơ quan tố tụng không đủ điều kiện bảo quản, có thể làm giảm giá trị sử dụng của tài sản. Chẳng hạn hàng ĐTDĐ mà để ẩm ướt là hỏng, mất giá trị.
- Nhưng nếu tòa tuyên vô tội, hoặc bản án xác định không phải toàn bộ tang vật là tài sản phạm pháp thì sao?
- Việc này đã xảy ra trên thực tế. Nhưng luật quy định sau khi bán đấu giá, toàn bộ số tiền thu được phải gửi vào tài khoản tạm giữ tại kho bạc, không ai được sử dụng. Số tiền này trong thời gian lưu giữ được tính lãi suất tiền gửi không kỳ hạn. Trường hợp tuyên không có tội thì số tiền đó sẽ được cơ quan tố tụng trả lại cho đương sự.
- Việc bán tang chứng, vật chứng phải tiến hành thế nào để đảm bảo khách quan, bảo vệ quyền lợi người có tài sản?
- Nghị định 86 của Chính phủ quy định việc bán đấu giá được tiến hành tại trung tâm bán đấu giá của sở tư pháp. Việc bán đấu giá phải thông qua hội đồng bán đấu giá, gồm đại diện cơ quan tài chính vật giá, VKS, cơ quan tiến hành tố tụng khác, đại diện chủ hàng. Người chưa bị khởi tố bị can có quyền đấu thầu mua lại tài sản của mình.
Pháp luật không quy định việc bị can có tài sản bị tạm giữ làm vật chứng có quyền tham gia hoặc ủy quyền cho người khác tham gia việc bán đấu giá hay không. Nhưng trên thực tế, cơ quan tố tụng cho rằng, các bị can đang bị điều tra nên không được thể hiện ý chí của mình trong việc này.
Nghĩa Nhân