Những cánh rừng cao su bạt ngàn liên tục phát triển kéo theo nghề làm chén đựng mủ cũng phát triển theo.
Đây là một nghề truyền thống lâu đời của người Việt Nam. Trong thời đại ngày nay, người thợ mộc đã ứng dụng công nghệ, kỹ thuật, máy móc vào các công đoạn sản xuất để rút ngắn thời gian sản xuất, nâng cao năng suất lao động, tạo ra những sản phẩm đẹp, đạt chất lượng cao.
Để có một nền nông nghiệp phát triển cần áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến. Các kỹ sư nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong quá trình này.
Nghề làm muối cả ngày "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời" để cho ra những ruộng muối trắng tinh, phục vụ nhu cầu cuộc sống hằng ngày. Dù cuộc sống vất vả của nghề làm muối, nhưng những người dân nơi đây vẫn lạc quan và gắn kết lâu dài, hy vọng tương lai sẽ đổi đời.
Nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam. Để có một nền nông nghiệp phát triển, cần áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến. Thụ phấn để lai tạo giống cây mới là một trong những công việc nghiên cứu của các kỹ sư nông nghiệp ở khu công nghệ cao TP HCM.
Với nghiên cứu thực nghiệm, bạn có thể thoải mái sử dụng tư duy của mình để cho ra những kết quả có giá trị. Một thông điệp từ một nhà khoa học đang chiến đấu với bệnh ung thư bằng con đường nghiên cứu từng nói "Mỗi tế bào của chúng ta là một vũ trụ, chúng ta còn biết bao nhiêu điều cần khám phá về nó". Thế giới khoa học đang chờ đón sự tham gia của các thế hệ trẻ.
Dưới bàn tay khéo léo và nhẹ nhàng của các nhân viên chăm sóc, chú chó cảnh yêu quý của bạn sẽ trở nên thật xinh xắn và độc đáo.
Nghề trồng lúa nước được phát triển nhiều ở đồng bằng sông Cửu Long.
Nghề làm bánh tráng truyền thống tại xã Hàm Thắng, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận.
Nhiều bạn trẻ chọn ngành xây dựng với nhiều lý do khác nhau.
Nghề này luôn làm trên cao và đòi hỏi tính cẩn thận.
Nghề dệt thổ cẩm của dân tộc Chăm giúp người dân kiếm thu nhập và gìn giữ bản sắc văn hóa bằng việc truyền nghề cho thế hệ trẻ.
Trong những năm gần đây, giá gỗ nguyên liệu tăng, nhiều hộ gia đình, công ty tập trung đầu tư phát triển rừng. Từ đấy, khai thác rừng trồng đã trở thành nghề. Không kể đồi thấp hay núi cao, hàng ngày, những người thợ vẫn miệt mài với công việc vì mưu sinh.
Đây là một trong những nghề mà người công nhân luôn phải làm việc ở môi trường có nhiệt độ cao, để làm ra những sản phẩm chất lượng.
Nón lá là một trong những nghề truyền thống của người dân Việt Nam. Tùy theo từng địa phương làm ra nón mà có một số điểm khác biệt. Nón lá là vật dụng thân quen của mọi người từ nông thôn đên thành thị.
Ở nước ta có bờ biển dài, nên dọc theo ven biển luôn có nhiều cánh đồng muối lớn nhỏ tùy vùng, tùy địa phương. Đây cũng là nghề chính của người dân ven biển sau nghề cá.
Đây là nghề truyền thống của người dân miền Tây Nam bộ, là công việc lúc rảnh rỗi sau các vụ mùa và là công việc nhẹ nhàng của các cụ già lớn tuổi.
Thu dọn và vớt rác... cũng là một nghề góp phần làm sạch môi trường và mang lại nhiều lợi ích cho xã hội.
Bác sĩ thú y muốn phẫu thuật và điều trị giỏi thì điều đầu tiên là phải biết chẩn đoán được bệnh. Bác sĩ thú y đòi hỏi phải có kinh nghiệm nhiều; phải biết kết hợp giữa chẩn đoán lâm sàng và phi lâm sàng; thường xuyên tiếp xúc với nhiều loài động vật, không ngại khó, không biết e sợ và thích học hỏi.
Nghề này đòi hỏi phải có đức tính kiên nhẫn và lòng yêu thương trẻ mới chăm sóc được các cháu. Trong quá trình dạy, các cô cần phải có sự tìm tòi, học hỏi và cập nhập những thông tin mới để dạy cho các cháu. Thực hiện nuôi dưỡng và chăm sóc cho các cháu mầm non là giúp cho các cháu phát triển về thể chất lẫn tâm hồn. Việc chăm sóc cho các cháu từng bữa ăn và giấc ngủ, được nhìn ngắm những thiên thần nhỏ bé khỏe mạnh và lớn lên từng ngày... chính là niềm vui của cô.