Tàu điện ngầm vừa góp phần giảm tắc nghẽn giao thông lại thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô.
Ga C9 là một trong 7 nhà ga ngầm của dự án đầu tư xây dựng đường sắt đô thị thành phố Hà Nội, đoạn Nam Thăng Long-Trần Hưng Đạo.
Lãnh đạo Hà Nội thống nhất về vị trí, phương án tổng mặt bằng, giải pháp lối lên xuống ga ngầm đặt tại khu vực hồ Gươm.
Trên chiều dài gần 20 km, nhiều đoạn trên cao đã được lắp dầm, lộ hình hài đầu tiên; tại ga Ba Son, Nhà hát thành phố... việc thi công ngầm đang được triển khai gấp rút.
Ga Nhà hát thành phố nằm trong tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên dài 190 m, rộng 26 m gồm bốn tầng sâu 30 m, được thi công theo phương pháp top-down (làm tường vây và cọc chống trước, sau đó đào đất và thi công các sàn từ trên xuống) để giảm thiểu rủi ro lún sụt. Sau năm rưỡi thi công, nhà ga đã hoàn thành 25%.
Giấc mơ về mạng lưới tàu điện ngầm chạy khắp TP HCM đang dần thành hiện thực với việc thi công tuyến metro đầu tiên dài 20 km. Dự kiến, khi 8 tuyến metro hoàn chỉnh, người dân Sài Gòn sẽ đi lại chủ yếu bằng tàu điện ngầm.
Đoạn ga ngầm dài 4 km cách mặt đất chừng 15-30 mét được coi là phần phức tạp nhất của dự án metro hơn một tỷ USD.
Ga Nhà hát thành phố có chiều dài 190 m, rộng 26 m gồm 4 tầng với chiều sâu 40 m; còn ga trung tâm Bến Thành ngoài chức năng kết nối giữa các tuyến metro còn được thiết kế xây dựng hệ thống thương mại dịch vụ, có tổng kinh phí đầu tư xây dựng gần 1 tỷ USD.
Sáng 22/7, nhiều cây cổ thụ trước Nhà hát thành phố (quận 1) bị đốn hạ để chuẩn bị cho việc thi công nhà ga ngầm đầu tiên của tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên).