Đang bị Mỹ và phương Tây cấm vận, đồng thời đánh Pol Pot ở biên giới Campuchia, Việt Nam tiếp tục đương đầu với cuộc xâm lăng từ phương Bắc.
Cuộc chiến bảo vệ biên giới Tây Nam, phía Bắc, chủ quyền biển Đông được tóm lược ở sách sử lớp 9 và chi tiết trong sách sử lớp 12.
Lãnh đạo Bắc Kinh phán đoán Liên Xô không mạo hiểm huy động lực lượng lớn đánh trả Trung Quốc, dù Việt - Xô quan hệ khăng khít.
Vấp ngã dưới làn đạn pháo chiến trường Vị Xuyên (Hà Giang), trinh sát Trần Văn Sơn không đứng lên được, anh đưa tay định nhấc chân thì phát hiện chân không còn.
Trận chiến biên giới phía Bắc năm 1979 dù chỉ kéo dài một tháng nhưng đã cướp đi sinh mạng nhiều người vô tội. Hơn một phần tư thế kỷ, nhiều chuyên gia, người dân Việt Nam vẫn trăn trở và mong mỏi sự kiện được ghi nhận vào chính sử.
Tại lễ ra mắt sách hôm 13/8, nhà thơ Phạm Sỹ Sáu - đại diện NXB Trẻ - kể lại "chuyện bếp núc" trong quá trình thực hiện cuốn "Xác phàm" của nhà văn Nguyễn Đình Tú.
Sau khi hoàn thành bài hát "Về đây đồng đội ơi", trong một tuần nhạc sĩ Trương Quý Hải sống trong trạng thái "có sự mách bảo của anh em hy sinh". Anh viết tiếp ca khúc thứ hai có tên "Hát cho người còn sống". Bài hát là lời những người đã ngã xuống, bày tỏ niềm mong nhớ cha mẹ, người thân, dặn dò đồng đội còn may mắn trở về sống cuộc sống tốt đẹp hơn.
Nhạc sĩ Trương Quý Hải viết bài hát "Về đây đồng đội ơi" với niềm day dứt khôn nguôi về những người bạn chiến đấu đã ngã xuống trên chiến trường Vị Xuyên (Hà Giang). Khi bài hát cất lên vào lễ kỷ niệm trận chiến, những người có mặt đều bật khóc.
Bài hát nhắc đến những địa danh quen thuộc trong trận chiến ở Hà Giang, như cao điểm 468, 1509, 772, 685, đồi Cô Ích, Bốn Hầm... Nhạc sĩ kể lại, là người trực tiếp tẩm liệm cho cả trăm liệt sĩ trong những ngày tháng khốc liệt đó, cho đến tận 30 năm sau, hình ảnh những người lính còn trẻ măng - với những nụ cười hồn nhiên, hàng ngày vẫn vui đùa với trẻ nhỏ, bỗng chốc ngã xuống vì bom đạn địch - vẫn không thể nào phai trong tâm trí anh.
Nhạc sĩ Trương Quý Hải viết bài hát "Về đây đồng đội ơi" với một niềm day dứt khôn nguôi về những người bạn chiến đấu đã ngã xuống trên chiến trường Vị Xuyên (Hà Giang). Khi bài hát cất lên vào lễ kỷ niệm trận chiến, những người có mặt đều bật khóc.
Bài hát nhắc đến những địa danh quen thuộc trong trận chiến ở Hà Giang, như cao điểm 468, 1509, 772, 685, đồi Cô Ích, Bốn Hầm... Nhạc sĩ kể lại, là người trực tiếp tẩm liệm cho cả trăm liệt sĩ trong những ngày tháng khốc liệt đó, cho đến tận 30 năm sau, hình ảnh những người lính còn trẻ măng với những nụ cười hồn nhiên, hàng ngày vẫn vui đùa với trẻ nhỏ, bỗng chốc ngã xuống vì bom đạn địch vẫn không thể nào phai trong tâm trí anh.
Nguyễn Đình Tú kể câu chuyện khốc liệt trong "Xác phàm" - tiểu thuyết lấy đề tài về cuộc chiến biên giới phía Bắc năm 1979.
Lê Đình Chinh là chiến sĩ đầu tiên ngã xuống ở mặt trận biên giới phía Bắc khi tròn 18 tuổi. Người lính trẻ đã trở thành biểu tượng cho lòng quả cảm, xả thân vì sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.