Kupffer là đại thực bào nằm trong xoang gan. Bình thường, chúng tiếp xúc với các vi khuẩn, hồng cầu chết... tạo phản ứng miễn dịch. Tuy nhiên, khi các yếu tố độc hại từ thực phẩm bẩn, môi trường ô nhiễm, bia rượu, thuốc lá, thuốc điều trị... xâm nhập vào cơ thể sẽ tấn công gan và gây ra nhiều hệ lụy xấu cho sức khỏe.
Theo Phó giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Bùi Hữu Hoàng (Trưởng khoa Tiêu hóa Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, Phó chủ tịch Hội Gan mật TP HCM), độc chất từ thực phẩm bẩn một mặt kích hoạt tế bào Kupffer nằm ở xoang gan hoạt động quá mức, làm phóng thích nhiều chất gây viêm như TNF-α, TGF-β, Interleukin... dẫn đến tổn thương, hủy hoại tế bào gan. Mặt khác, các chất độc cũng khiến tế bào gan làm việc quá sức khi thực hiện vai trò khử độc, làm sản sinh các sản phẩm trung gian tiếp tục kích hoạt tế bào Kupffer. Điều này một lần nữa gây chết tế bào gan nhiều hơn, khiến gan nhanh chóng suy yếu, không thể thực hiện được hơn 500 vai trò nội tiết, ngoại tiết, đặc biệt là chức năng khử độc, nên cơ thể dễ bị nhiễm độc từ nhiều nguồn khác nhau.
Những bệnh lý gan nguy hiểm thường gặp do tế bào Kupffer hoạt động quá mức gây ra
Gan nhiễm mỡ: Là tình trạng chất béo trong gan vượt quá 5% trọng lượng gan. 25% trường hợp gan nhiễm mỡ có thể diễn tiến thành viêm, xơ, ung thư gan. Gan nhiễm mỡ có 2 nhóm bệnh:
- Gan nhiễm mỡ do rượu bia: Chất cồn trong rượu bia khiến tế bào Kupffer gián đoạn quá trình oxy hóa acid béo, làm tăng tích lũy và giảm ly giải chất béo, gây mỡ hóa tế bào gan. Quá trình chuyển dịch độc tố, vi khuẩn từ ruột vào gan nhanh hơn, khiến những người nghiện rượu bia dễ bị nhiễm độc. Các độc tố này "tiếp tay" cho Kupffer sản xuất các chất gây viêm làm hoại tử tế bào gan.
- Gan nhiễm mỡ không do rượu bia: Thường khởi phát từ hội chứng rối loạn chuyển hóa (như béo phì, tiểu đường, đề kháng insulin, tăng lipid máu...) hoặc do lối sống không khoa học (chế độ ăn nhiều dầu mỡ, uống nhiều nước ngọt, lười vận động...) dẫn đến ứ đọng nhiều chất béo và glycogen ở gan. Khi đó, các tế bào Kupffer bị kích hoạt quá mức để phản ứng với tình trạng này khiến gan bị tổn thương.
Viêm gan: Là tình trạng tổn thương gan, đặc trưng bởi sự hiện diện của các tế bào viêm. Viêm gan chia thành 2 loại, cấp tính và mạn tính. Trong đó, viêm gan kéo dài trên 6 tháng, gọi là mạn tính. Nó là hậu quả của viêm gan cấp tính. Tuy nhiên, nhiều trường hợp bệnh tiến triển âm thầm và chỉ thể hiện ở giai đoạn mạn tính. Viêm gan mạn tính tiếp tục tiến triển có thể dẫn đến xơ gan và ung thư gan. Các thành phần độc hại như rượu, hóa chất là nguyên nhân tác động đến tế bào Kupffer, kích hoạt chúng quá mức làm sản sinh những chất gây viêm. Tế bào gan theo thời gian sẽ bị hủy hại và suy giảm chức năng.
Tăng men gan: Gan có rất nhiều loại men (enzyme) khác nhau để xúc tác các phản ứng chuyển hóa. Khi tế bào gan bị hủy hoại nhiều do tế bào Kupffer hoạt động quá mức sẽ phóng thích các men này vào máu gây tăng men.
Xơ gan: Là quá trình tổn thương gan lan tỏa mạn tính không hồi phục, đặc trưng bởi sự xơ hóa và hoại tử tế bào gan, hình thành những nốt bất thường ở gan. Tác nhân gây hại như virus viêm gan, rượu bia, nhiễm độc (thực phẩm, thuốc...) tấn công liên tiếp trong thời gian dài làm tế bào Kupffer hoạt động quá mức, khiến tăng sản sinh TGFβ, làm kích hoạt tế bào Stellate, tạo ra những sợi xơ. Các chất xơ tạo ra ngày càng nhiều gây tổn thương và làm chết tế bào gan, thay đổi hoàn toàn cấu trúc, hình thành mô sẹo, nốt bất thường, làm cho gan chai cứng dần, không có khả năng phục hồi, dẫn đến bệnh lý xơ gan.
Ung thư gan: Gồm ung thư nguyên phát (khối u xuất hiện tại gan) và thứ phát (khối u xuất phát từ những cơ quan khác rồi di chuyển đến gan). Trong đó, ung thư biểu mô tế bào gan (hay còn gọi là carcinom tế bào gan - HCC) là ung thư gan nguyên phát thường gặp nhất. HCC trên nền xơ gan chiếm tỷ lệ 80% trường hợp. Do vậy, xơ gan được xem là yếu tố gây ung thư gan.
Khi các tế bào gan bị hủy hoại, hàng loạt các yếu tố kích hoạt tế bào Kupffer tiết ra Interleukin, TNF-α, TGF-ß... Đây là những chất làm tăng tình trạng chết tự nhiên của tế bào gan. Tế bào gan chết hàng loạt dễ dẫn đến nguy cơ đột biến tự phát, là nguyên nhân của ung thư gan.
Giải pháp phòng ngừa
Bác sĩ Bùi Hữu Hoàng cho biết, đứng trước vòng vây độc chất, việc giải độc gan theo cách hiểu thông thường chưa đủ, bởi một khi gan bị nhiễm độc, hư tổn thì rất khó phục hồi. Do vậy, mọi người cần chủ động phòng ngừa ngay từ sớm, kiểm soát từ gốc cơ chế sinh bệnh gây tổn thương bộ phận này.
"Ngoài việc hạn chế tối đa thực phẩm bẩn, kiểm soát tế bào Kupffer trước sự tấn công của các độc chất là giải pháp cần làm để chủ động chống độc, bảo vệ gan", bác sĩ Bùi Hữu Hoàng nhấn mạnh.
Sau nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu, các nhà khoa học tại Nhật Bản và Đức phát hiện, sử dụng tinh chất Wasabia (tên khoa học đầy đủ là Wasabia Japonica, chứa hoạt chất Isothiocyanates) và S. Marianum (chứa hoạt chất Silibinin đặc hiệu cho sức khỏe gan, mật) giúp kiểm soát tế bào Kupffer hoạt động quá mức, giảm các chất gây viêm TNF-α, TGF-β và Interleukin. Điều này góp phần làm chậm quá trình viêm và tổn thương gan, kìm hãm quá trình sản xuất các thành phần mô sợi nên tránh gan xơ hóa. Đồng thời, Wasabia và S. Marianum còn kích hoạt chất Nrf2 - yếu tố bảo vệ cơ thể quan trọng, thúc đẩy quá trình khử độc trong gan, kiểm soát tế bào Kupffer, bảo vệ gan và tái tạo các tế bào gan bị hư.
Xem video các bệnh lý gan nguy hiểm thường gặp do tế bào Kupffer hoạt động quá mức gây ra và cách phòng ngừa:
Mai Thương