![]() |
Ronald Haeberle (giữa) trở lại thăm khu chứng tích Sơn Mỹ ở xã Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi). Ông vẫn giữ nguyên những cảm xúc năm nào khi tận mắt chứng kiến vụ thảm sát Mỹ Lai vào buổi sáng 16/3/1968. |
![]() |
Trong vòng 4 tiếng đồng hồ vào sáng 16/3/1968, quân đội Mỹ giết hại 504 thường dân vô tội ở làng quê Sơn Mỹ, hầu hết là phụ nữ và trẻ em. Mãi đến đầu năm 1970 khi Ronald Haeberle công bố những bức ảnh trên tạp chí “Life” thì Chính phủ Mỹ lúc bấy giờ mới vào cuộc điều tra, công nhận vụ thảm sát. Trong vụ thảm sát Mỹ Lai, ông đã chụp lại tổng cộng 60 bức ảnh ghi lại cảnh tượng kinh hoàng (40 trắng đen và 20 ảnh màu). |
![]() |
Phóng viên ảnh Ronald Haeberle quan sát bên hầm tránh pháo của gia đình ông Lê Lý từng bị lính Mỹ đánh sập vào buổi sáng xảy ra vụ thảm sát. Căn hầm này được phục dựng. |
![]() |
Mảnh đất đã hồi sinh, nhưng phóng viên ảnh Ronald Haeberle vẫn khôn nguôi ám ảnh khi trở lại thăm khu chứng tích Sơn Mỹ. |
![]() |
Cùng với ông Ronald Haeberle, anh Trần Văn Đức, nạn nhân sống sót trong vụ thảm sát Mỹ Lai, dẫn con trai Trần Văn Viễn (gần 18 tuổi) từ Đức trở về. |
![]() |
Ronald Haeberle và Trần Văn Đức, nạn nhân sống sót trong vụ thảm sát Mỹ Lai trò chuyện dưới chân tượng đài Sơn Mỹ. |
![]() |
Họ xem danh sách nạn nhân vụ thảm sát Mỹ Lai, trong đó có tên bà Nguyễn Thị Tẩu (mẹ của anh Đức) bị lính Mỹ sát hại trong buổi sáng hôm đó. |
![]() |
Haeberle trò chuyện với một bạn trẻ về những bức ảnh ông chụp được trưng bày ở Bảo tàng khu chứng tích Sơn Mỹ, xã Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi). |
Trí Tín