Vào ban đêm, thời điểm không sử dụng tủ lạnh, bạn hãy để bát/ly nước vào ngăn đá, sáng hôm sau chuyển bát/ly nước đã đóng băng từ ngăn đá xuống ngăn mát. Việc để đá tự rã đông sẽ cung cấp khí mát tự nhiên, giảm tiêu thụ điện năng trong việc duy trì nhiệt độ ngăn bảo quản. Lặp lại cách này mỗi ngày sẽ giúp tủ lạnh bớt tiêu hao nhiều điện.
Ngoài việc tiết kiệm điện năng, quá trình để đá rã đông trong ngăn mát còn cung cấp hơi nước cho thực phẩm, khiến rau củ không bị héo nhanh, duy trì độ tươi ngon trong thời gian dài.
Một số mẹo khác tiết kiệm điện cho tủ lạnh
Hạn chế tối đa việc mở tủ lạnh: Khi hoạt động ở mức ổn định, tủ lạnh không tiêu tốn quá nhiều điện năng. Nhưng đóng mở cánh tủ liên tục sẽ khiến thiết bị thoát nhiệt, phải hoạt động từ đầu để bù lại nhiệt lượng đã mất và tiêu tốn điện năng.
Do vậy để tiết kiệm điện, nâng tuổi thọ, các thành viên trong gia đình nên duy trì thói quen chỉ mở tủ lạnh khi thực sự cần.
Không cho quá ít hoặc quá nhiều đồ ăn vào tủ lạnh: Theo các chuyên gia, việc nhét quá nhiều thực phẩm vào tủ, hơi lạnh từ bộ tản nhiệt tỏa ra không đồng đều, tạo gánh nặng trong quá trình vận hành. Còn nếu để quá ít thực phẩm gây lãng phí điện năng.
Cách tốt nhất để tủ lạnh hoạt động hiệu quả là lấp đầy khoảng 70-80%. Giữa các ngăn đựng thực phẩm cần có khoảng trống để nhận đủ không khí lạnh.
Làm nguội đồ ăn trước khi cho vào tủ: Cho đồ ăn nóng vào tủ lạnh không sai, nhưng sẽ mất thời gian và tốn điện. Bên cạnh đó, cho thức ăn nóng vào tủ sẽ hơi nóng tỏa thành sương mù, bám vào thành tủ gây mùi hôi và khó lau chùi.
Làm sạch nếu có hiện đóng đá: Một số tủ lạnh cũ dễ bị đóng băng quanh bề mặt sau thời gian sử dụng. Nếu không làm sạch lớp phủ tuyết dễ gây ảnh hưởng đến hiệu quả làm mát, hao nhiên liệu. Do vậy khi thấy độ dày khoảng 5 mm bạn cần vệ sinh ngay.
Ngoài các cách sử dụng thiết bị tách đá hoặc rút điện để đá tự tan, các gia đình có thể bôi một lớp dầu thực vật mỏng lên thành tủ để tránh bị đóng băng và khiến các lần vệ sinh dễ dàng hơn.
Minh Phương (Theo Tipsmake)