Bệnh nhi sau khi được cứu sống. Ảnh: D.M.T. |
Tai nạn khiến bé có biểu hiện li bì, khó thở, vàng da vàng mắt, nước tiểu ít và đỏ. Các bác sĩ khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhi Đồng 1, ghi nhận có khoảng 57 vết đốt ở đầu, mặt, cổ, tay, thân của bé, gây tổn thương gan, thận, rối loạn đông máu và hủy cơ nặng.
Sau 24 giờ điều trị, bệnh nhân mới bắt đầu có dấu hiệu tỉnh táo, tuy nhiên hiện vẫn phải tiếp tục theo dõi điều trị tại khoa Hồi sức.
Theo lời kể của gia đình, khi cháu bé đang bắt chuột đồng cùng các bạn thì một bầy ong vò vẽ ở bụi trúc gần đấy bay ra tấn công. Các trẻ khác kịp bỏ chạy, trong khi nạn nhân vấp ngã nên bị ong đốt.
Các bác sĩ Bệnh viện Nhi Đồng 1, cho biết, mỗi năm, bệnh viện này tiếp nhận hàng trăm ca trẻ bị ong đốt, nhiều em nhập viện trong tình trạng nguy kịch do tổn thương đa cơ quan vì ong đốt quá nhiều vết hoặc chậm trễ chuyển viện.
Qua sự việc, các bác sĩ khuyên những gia đình sống ở vùng nông thôn, hoặc nơi có nhiều cây cối, khi phát hiện tổ ong độc, cần phải phá bỏ để tránh tai nạn đáng tiếc không chỉ cho trẻ mà còn cả người lớn.
Phương Nghi