-
20h00
Khi nào thì người dân nên tự mua và làm test nhanh Covid-19 tại nhà? Lợi ích của việc chủ động tự test nhanh tại nhà đối với cá nhân và cộng đồng? (Hằng, 45 tuổi ở phường 3, quận Gò Vấp, TP HCM)
Thứ nhất khi chúng ta có triệu chứng nghi ngờ nhiễm bệnh và có tiếp xúc với người đã nhiễm bệnh. Chúng ta có thể mua kit test nhanh Covid-19. Ý nghĩa là để biết sớm tình trạng bệnh và liên lạc với cơ sở y tế.
-
20h05
Để thực hiện quy trình xét nghiệm nhanh tại nhà chuẩn cần chuẩn bị những gì, có tổng cộng mấy bước?
Để test nhanh tại nhà cần 5 bước:
Bước 1: Chuẩn bị
Làm sạch bề mặt thực hiện xét nghiệm (như mặt bàn, khay đựng) với dung dịch sát khuẩn, ví dụ như dung dịch chứa ít nhất 70% cồn.
Chuẩn bị dụng cụ xét nghiệm. Bộ xét nghiệm bao gồm khay test (nơi thực hiện và hiển thị kết quả); ống đựng dung dịch đệm; phễu có màng lọc; que tăm bông lấy mẫu.
Người lấy mẫu phải đeo khẩu trang, sử dụng găng tay và tấm chắn giọt bắn (nếu có).
Bước 2: Lấy mẫu:
Bước 3 Xử lý mẫu
Bước 4: Đọc kết quả
Bước 5: Xử lý rác thải
-
20h06
Bác sĩ hướng dẫn cách lấy mẫu đúng chuẩn, cách sử dụng kit test tại nhà, cách đọc kết quả chính xác.
-
20h16
Kỹ thuật này giống/khác gì với lấy mẫu làm xét nghiệm RT-PCR? (Hồng Hạnh, đường Nơ Trang Long, phường 11, Bình Thạnh, TP HCM).
Hai phương pháp này giống nhau về kỹ thuật lấy mẫu giúp phát hiện ra virus trong dịch tỵ hầu của mình. Nếu có virus sẽ trả kết quả dương tính.
Tuy nhiên khác nhau về cách lấy. Trong đó RT- PCR sẽ khuếch đại lên, giúp chúng ta phát hiện được virus, kể cả tải lượng virus thấp. Còn test nhanh, xét nghiệm dị nguyên không có khả năng khuếch đại nên nếu dịch trong tỵ hầu ít thì có thể âm tính vì dưới ngưỡng xét nghiệm. Do đó, chỉ khi lượng virus cao thì test nhanh mới phát hiện và khẳng định được bạn có nhiễm bệnh hay không.
-
20h17
Cho tôi hỏi nên mua những loại kit xét nghiệm nào và mua ở đâu để kít đạt tiêu chuẩn, cho kết quả đúng? (Nguyễn Thị Hoa, 33 tuổi, quận Gò Vấp)
Bác sĩ cũng lưu ý nên mua kit test nhanh ở các nhà thuốc, các sản phẩm được Bộ Y tế cấp phép sử dụng. Hiện có 16 loại kit test nhanh đã được Bộ Y tế cấp phép tại Việt Nam. Bạn nên đến các nhà thuốc mua kit và được hướng dẫn sử dụng để có kết quả đúng. Ngoài ra, trước khi tự thực hiện, người dân cần tham vấn ý kiến chuyên môn của dược sĩ, nhân viên y tế và đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng.
-
20h18
Nếu tôi sợ lấy dịch ở mũi thì có thể lấy ở họng để làm test nhanh được không (Trần Thị Kim Hải, 31 tuổi, quận Bình Thạnh, TP HCM).
Câu hỏi rất hay. Ở đây chúng ta thấy mỗi kit xét nghiệm sản xuất để lấy một loại mẫu khác nhau. Có kit để lấy dịch mũi, không đưa vào vùng tỵ hầu. Một số kit lấy dịch ở họng.
Ở Việt Nam có loại kit như trên ảnh. Đại đa số là dịch tỵ hầu, một số là dịch mũi. Khi mua, nhớ hỏi nhà thuốc để xem lấy dịch mũi hay dịch tỵ hầu. Chúng ta không sử dụng kit lấy dịch tỵ hầu để lấy dịch mũi họng.
-
20h20
Những ai không nên tự lấy mẫu? (Nguyễn Đức Thuận, 26 tuổi, Lào Cai).
Những người không tự tin lấy mẫu xét nghiệm ở nhà hoặc lấy cho em bé thì nên hạn chế.
-
20h21
Gia đình tôi có người mới test nhanh dương tính, đang chờ PCR nhưng tôi thấy việc chờ đợi mất nhiều thời gian. Chúng tôi có nên tiếp tục test nhanh thêm 1-2 lần nữa để biết kết quả chính xác hơn không? Kết quả của nhiều lần test nhanh có tương đương RT-PCR không? (Nguyễn Thanh Hùng, 35 tuổi, Nhà Bè, TP HCM)
Kết quả của nhiều kit test nhanh không thể tương đương test PCR. Chúng ta nên báo với y tế địa phương khi chờ kết quả PCR và cách ly tại nhà.
-
20h23
Sau khi lấy mẫu và xét nghiệm xong, tôi nên xử lý rác thải của các mẫu xét nghiệm nhanh như thế nào cho an toàn (Huỳnh Thanh Trúc, 34 tuổi, Thanh Đa, Bình Thạnh, TP HCM)
Sau khi làm xong thì vật dụng cần bỏ vào túi rác y tế màu vàng hoặc lưu trữ vào túi và có thêm túi nilon bên ngoài rồi đưa cho nhân viên y tế xử lý.
-
20h24