Sữa rất tốt đối với người bị viêm loét dạ dày - tá tràng. |
Sau đây là một số bài thuốc khác từ sữa, do bác sĩ S.K. Calinovski (Ukraina), giới thiệu:
- Hắt hơi: Nhỏ nước ép hành và tỏi có pha một ít sữa vào mũi. Độ đậm đặc tùy thuộc từng người, nếu đặc quá sẽ gây rát niêm mạc.
- Khi trẻ bị nấc: Cho trẻ uống sữa nóng liên tục.
- Đau nửa đầu: Đánh một lòng đỏ trứng gà tươi trong cốc, cho sữa nóng vào, uống hằng ngày, trong vòng 1 tuần.
- Mất ngủ: Trước giờ ngủ, hãy uống một cốc sữa nóng có pha một chút mật ong.
- Khản giọng: Đánh một lòng đỏ trứng gà, hòa cốc sữa ấm và uống nhấm nháp, đồng thời súc họng.
- Chàm và ngứa da: Rửa vùng da bị bệnh bằng sữa rồi lấy gạc băng lại.
- Nẻ da tay: Mỗi buổi tối ngâm tay vào bát sữa nhỏ trong khoảng 10-15 phút.
- Viêm loét dạ dày - hành tá tràng: Sữa có tác dụng kiềm hóa, do vậy bạn uống càng nhiều càng tốt (lưu ý là uống sữa nóng).
- Rối loạn tiêu hóa, phân có chất nhầy và sôi bụng: Khoảng 1-1,5 giờ sau mỗi bữa ăn, nên uống 2/3 cốc sữa có pha 1 thìa to nước vôi. Chữa tới khi nào bệnh khỏi hẳn thì thôi.
- Táo bón: Nên uống 3-4 cốc sữa/ngày, mỗi lần một cốc.
- Khi bị nôn: Sau 2-3 giờ lại uống một chút sữa tươi.
- Trĩ ngoại: Chườm túi trĩ bằng sữa loãng có hành thái nhỏ. Thời gian điều trị là hai tuần.
- Thiếu sữa: Uống trà pha sữa càng nhiều càng tốt.
- Chống sâu răng và bảo vệ lợi: Ngâm hạt lúa mì trong nước nóng rồi để qua đêm. Sáng hôm sau lấy hạt cho vào nồi, đổ sữa vào đun. Sau khi sôi, nhấc nồi ra để nguội. Sau đó ăn lúa, uống sữa.
- Chống dầu ở tóc: Gội đầu bằng dầu thường. Sau đó lấy một cốc sữa có pha một thìa muối đổ đều lên tóc, để một vài phút rồi gội lại bằng nước nóng.
- Đau đầu do căng thẳng thần kinh: Pha 200 g sữa dê tươi với một thìa to quả kim ngân đã tán nhỏ và một thìa nhỏ mật ong rồi uống liền một hơi. Người bệnh tăng huyết áp có thể uống 2-3 lần/ngày.
Sức Khỏe & Đời Sống