Trong những ngày giãn cách xã hội, các thành viên của nhóm tình nguyện Tấm Lòng Chung tặng bánh, tiền cho người ngoại quốc không thể về nước vì Covid-19.
"Những lần đi phát cơm cho bà con nghèo, mình thấy cũng có nhiều người ngoại quốc gặp khó khăn, mất việc phải sống ngoài đường nên muốn giúp đỡ họ một phần", Lê Thị Lan Anh, trưởng nhóm tình nguyện nói, sau khi trao bịch bánh mì và 100.000 đồng cho người đàn ông quốc tịch Senegal trưa 12/8.
Trong những ngày giãn cách xã hội, các thành viên của nhóm tình nguyện Tấm Lòng Chung tặng bánh, tiền cho người ngoại quốc không thể về nước vì Covid-19.
"Những lần đi phát cơm cho bà con nghèo, mình thấy cũng có nhiều người ngoại quốc gặp khó khăn, mất việc phải sống ngoài đường nên muốn giúp đỡ họ một phần", Lê Thị Lan Anh, trưởng nhóm tình nguyện nói, sau khi trao bịch bánh mì và 100.000 đồng cho người đàn ông quốc tịch Senegal trưa 12/8.
Trước đó từ 10h30, tại một cửa hàng ở quận 7, hai tình nguyện viên chia 150 phần quà để phát cho người nước ngoài cùng bà con nghèo.
Từ khi dịch bùng phát, nhóm thiện nguyện với 65 thành viên, mỗi người phân chia nhau công việc như nấu cơm 0 đồng, hỗ trợ oxy cho các ca nhiễm, đi phát suất ăn miễn phí...
Mỗi ngày, nhóm kêu gọi nhà hảo tâm được khoảng 1.000 phần cơm. Ngoài ra còn có các phần nhu yếu phẩm như rau, gạo, mắm, muối... để hỗ trợ các khu cách ly, phong tỏa và các hoàn cảnh khó khăn.
Trước đó từ 10h30, tại một cửa hàng ở quận 7, hai tình nguyện viên chia 150 phần quà để phát cho người nước ngoài cùng bà con nghèo.
Từ khi dịch bùng phát, nhóm thiện nguyện với 65 thành viên, mỗi người phân chia nhau công việc như nấu cơm 0 đồng, hỗ trợ oxy cho các ca nhiễm, đi phát suất ăn miễn phí...
Mỗi ngày, nhóm kêu gọi nhà hảo tâm được khoảng 1.000 phần cơm. Ngoài ra còn có các phần nhu yếu phẩm như rau, gạo, mắm, muối... để hỗ trợ các khu cách ly, phong tỏa và các hoàn cảnh khó khăn.
Phần quà thường là bánh mì ngọt, sandwich, sữa, xúc xích, trái cây... "Lúc đầu chúng mình cũng phát cơm nhưng người nước ngoài bảo ăn không quen nên chuyển sang thực đơn như hiện tại", trưởng nhóm cho biết.
Phần quà thường là bánh mì ngọt, sandwich, sữa, xúc xích, trái cây... "Lúc đầu chúng mình cũng phát cơm nhưng người nước ngoài bảo ăn không quen nên chuyển sang thực đơn như hiện tại", trưởng nhóm cho biết.
Hai thành viên chạy xe đi khắp các tuyến đường trung tâm TP HCM để tìm người nước ngoài. Trưởng nhóm cho biết, họ thường tập trung nhiều ở phố đi bộ Nguyễn Huệ, phố Tây Bùi Viện, trạm xe buýt, công viên... ở quận 1.
Hai thành viên chạy xe đi khắp các tuyến đường trung tâm TP HCM để tìm người nước ngoài. Trưởng nhóm cho biết, họ thường tập trung nhiều ở phố đi bộ Nguyễn Huệ, phố Tây Bùi Viện, trạm xe buýt, công viên... ở quận 1.
12h, trên phố đi bộ Nguyễn Huệ, sau khi tặng phần ăn trưa, nước uống, tình nguyện viên hỏi thăm cuộc sống và xin số điện thoại của một người ngoại quốc lần đầu gặp để tiện hỗ trợ lần sau.
12h, trên phố đi bộ Nguyễn Huệ, sau khi tặng phần ăn trưa, nước uống, tình nguyện viên hỏi thăm cuộc sống và xin số điện thoại của một người ngoại quốc lần đầu gặp để tiện hỗ trợ lần sau.
Để suất ăn trưa trên ghế chờ xe buýt ở phố đi bộ, ông David (quốc tịch Anh) cho biết, ngày nào cũng đi lang thang khu quận 1 rồi về đây ngồi ngủ.
"Tôi ở Việt Nam 5 năm nay, làm giáo viên ngoại ngữ. Ba tháng qua tôi thất nghiệp, sống bằng tiền dành dụm. Hơn một tuần nay hết tiền, tôi phải ở trạm xe buýt, có lúc nhịn đến hai ngày. Bữa giờ được tặng đồ ăn tôi cảm kích lắm, cảm ơn người Việt Nam rất nhiều", người đàn ông 52 tuổi nói.
Để suất ăn trưa trên ghế chờ xe buýt ở phố đi bộ, ông David (quốc tịch Anh) cho biết, ngày nào cũng đi lang thang khu quận 1 rồi về đây ngồi ngủ.
"Tôi ở Việt Nam 5 năm nay, làm giáo viên ngoại ngữ. Ba tháng qua tôi thất nghiệp, sống bằng tiền dành dụm. Hơn một tuần nay hết tiền, tôi phải ở trạm xe buýt, có lúc nhịn đến hai ngày. Bữa giờ được tặng đồ ăn tôi cảm kích lắm, cảm ơn người Việt Nam rất nhiều", người đàn ông 52 tuổi nói.
"Người này quốc tịch Estonia, bị kẹt ở Sài Gòn cả hơn năm nay, từ khi dịch bùng phát. Ông thường lang thang ở phố đi bộ nên lần nào đi phát quà mình cũng ngang qua đây tìm ông ấy", nữ tình nguyện viên nói.
"Người này quốc tịch Estonia, bị kẹt ở Sài Gòn cả hơn năm nay, từ khi dịch bùng phát. Ông thường lang thang ở phố đi bộ nên lần nào đi phát quà mình cũng ngang qua đây tìm ông ấy", nữ tình nguyện viên nói.
Tại bến xe buýt trên đường Hàm Nghi, anh Kwon Chang Woo (quốc tịch Hàn Quốc) nhận bánh từ nhóm thiện nguyện. Cả tháng nay, những phần cơm từ các nhà hảo tâm giúp anh cầm cự trong đại dịch.
Tại bến xe buýt trên đường Hàm Nghi, anh Kwon Chang Woo (quốc tịch Hàn Quốc) nhận bánh từ nhóm thiện nguyện. Cả tháng nay, những phần cơm từ các nhà hảo tâm giúp anh cầm cự trong đại dịch.
Trên đường Nguyễn Hữu Thọ (quận 7), người ngoại quốc này đề nghị giấu mặt. Anh cho biết, công việc chính là giáo viên và không muốn học trò của mình biết đang phải lang thang, sống cảnh vô gia cư.
Trên đường Nguyễn Hữu Thọ (quận 7), người ngoại quốc này đề nghị giấu mặt. Anh cho biết, công việc chính là giáo viên và không muốn học trò của mình biết đang phải lang thang, sống cảnh vô gia cư.
Ngoài giúp đỡ người nước ngoài, nhóm còn tặng thêm bánh mì, sữa cho bất kỳ người nghèo nào gặp trên phố. Mọi người đều phải rửa tay khử khuẩn trước khi nhận phần ăn.
Ngoài giúp đỡ người nước ngoài, nhóm còn tặng thêm bánh mì, sữa cho bất kỳ người nghèo nào gặp trên phố. Mọi người đều phải rửa tay khử khuẩn trước khi nhận phần ăn.
14h, trời mưa nhỏ, hai thành viên vẫn đi đến từng con đường, ngõ hẻm... tìm đến những người gặp khó để mời họ một bữa ăn ngon. Mỗi ngày, nhóm thường gặp khoảng 10 đến 15 người ngoại quốc và đều ghi thông tin để có thể giúp họ những lần sau.
14h, trời mưa nhỏ, hai thành viên vẫn đi đến từng con đường, ngõ hẻm... tìm đến những người gặp khó để mời họ một bữa ăn ngon. Mỗi ngày, nhóm thường gặp khoảng 10 đến 15 người ngoại quốc và đều ghi thông tin để có thể giúp họ những lần sau.
Quỳnh Trần