Sự lan rộng của Covid-19 khắp toàn cầu tạo cơ hội phát triển cho một số lĩnh vực. Trong khi đó, một số ngành nghề phải gánh chịu thiệt hại lớn, khó phục hồi như du lịch, vận tải, ẩm thực...
Ẩm thực và đồ uống (F&B) là một trong những ngành có doanh thu lớn. Sự tăng nhanh của tầng lớp trung lưu tại Việt Nam những năm gần đây khiến ngành này như "miếng bánh" thu hút đầu tư cả trong và ngoài nước.
Số liệu thống kê từ Statista cho thấy, doanh thu thị trường ẩm thực và đồ uống tại Việt Nam năm 2019 chạm mốc 318 triệu USD, tăng 33,6% so với năm 2018. Song từ đầu 2020, đại dịch Covid-19 tạo ra nhiều tác động tiêu cực cho ngành này, do nguồn thu chính của họ đến từ lượng khách tới các nhà hàng.
Sau gần 5 tháng chống dịch, hiện Việt Nam được ghi nhận đã bước đầu kiểm soát thành công sự lây lan của virus và đang trong quá trình khôi phục kinh tế. Tuy nhiên, tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp ẩm thực và đồ uống chưa thể hồi phục như trước. Giới quan sát cho rằng điều này bắt nguồn từ tâm lý người dân còn e dè những nơi đông đúc, cũng như Chính phủ vẫn giữ các khuyến cáo về giãn cách cộng đồng.
Đối mặt với thực trạng đó, các doanh nghiệp F&B liên tục thay đổi để thích nghi. Về phía quản trị, nhiều đơn vị chọn cắt giảm nhân sự hoặc giảm lương ngắn hạn, thay đổi khung giờ hoạt động, thậm chí thu hẹp quy mô kinh doanh thông qua đóng cửa chi nhánh cửa hàng. Một số đơn vị chọn các giải pháp kích cầu như tung khuyến mãi, ra mắt nhiều sản phẩm mới... nhằm thu hút thực khách.
Trong bối cảnh chung, nhiều doanh nghiệp F&B nhận ra tiềm năng lớn từ xu hướng mua sắm trực tuyến. Ngoài tự phát triển dịch vụ giao hàng của mình, các đơn vị kinh doanh ẩm thực tìm đến những đối tác công nghệ và vận tải, tạo nên chuỗi liên minh "chạm là đến". Nhu cầu ẩm thực ngay tại nhà của người dân được đáp ứng kịp thời, theo định hướng đảm bảo an toàn mùa dịch.
Điển hình như McDonald's, chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh lâu đời bậc nhất thế giới cho biết đẩy mạnh ứng dụng công nghệ để cải thiện hệ thống hoạt động, tăng trải nghiệm khách hàng. Ngoài nền tảng gọi món và giao tận nhà McDelivery, McDonald's chú trọng huấn luyện nhân viên về các quy chuẩn phòng dịch hiệu quả cho bản thân và khách hàng.
Chuỗi đồ ăn nhanh cũng đẩy mạnh ra mắt một số sản phẩm mới với giá cả hợp lý, đáp ứng nhu cầu thiết thực của người mua hàng.
Theo đại diện nhãn hàng, trong thời kỳ người dân đang gồng mình vượt qua Covid-19, các doanh nghiệp cho rằng trước tiên phải đáp ứng nhu cầu thiết yếu cơ bản nhất của khách hàng. Đó là được ăn đủ và ăn ngon để giải quyết nhiệm vụ trước mắt là sinh tồn.
"Đây là lý do McDonald's tiếp tục nghiên cứu, đưa ra thị trường sản phẩm bản địa hóa gà cay thấm thịt giòn da, cay đúng đã, vốn là thế mạnh của thương hiệu. Món gà cay một lần nữa đáp ứng nhu cầu ăn ngon, phù hợp thị hiếu của người tiêu dùng Việt Nam", vị đại diện cho biết.
Thương hiệu hiện có ưu đãi tặng ngay hai miếng gà rán vị cay khi người mua tải ứng dụng gọi món McDelivery và ứng dụng săn ưu đãi McDonald's.
Hoài Phong