Phải bấm nút phía trên đỉnh để mở nắp ống kính nhờ cơ cấu trượt dọc bán tự động. |
Với màn hình LCD 3,5" phân giải 921.000 pixel máy ảnh Cybershot G1 có thể coi như là một chiếc TV bởi các máy ảnh bình thường chỉ gồm LCD 220.000 điểm ảnh. Bộ nhớ trong 2 GB làm nó có thể lưu được cả thư viện tới hàng ngàn bức ảnh để bạn thưởng thức trên màn hình lớn.
Tuy nhiên, các khía cạnh còn lại của G1 rất bình thường: Ngoại hình siêu gọn nhẹ, cảm biến ảnh 6 Megapixel và ống kính góc chụp hẹp f/3.5-4.3 38 - 114 mm với zoom quang chỉ 3x. Nó được trang bị thêm hệ thống ổn định ảnh quang học SuperSteadyShot của Sony, với khả năng quay video chất lượng TV 640 x 480 pixel tốc độ 30 hình/giây, tuy nhiên nó không sử dụng định dạng MPEG VX MPEG-2 của Sony mà dùng MPEG-4.
Thiết kế
Với trọng lượng 204g, Cybershot G1 không phải là máy ảnh compact nhẹ nhất thế giới và kích thước 93,3 x 71,7 x 25,3 mm cũng không là quá khổ mà vẫn bỏ vừa túi xách tay.
Các bài liên quan |
*Sony T100 đã xuất hiện |
*Sony W80 - đánh bóng dòng W |
*Sony S650 - máy ảnh dưới 3 triệu |
Không như Cybershot T100, nắp ống kính của G1 không phải là kiểu trượt ngang để mở luôn máy bằng ngón cái. Thay vào đó, cơ cấu trượt bán tự động của G1 giúp mở ống kính ra chỉ khi bạn bấm vào nút trên đỉnh máy. Việc này chỉ giúp mở ống kính, để lộ loa phía đáy, cùng một panel với các nút điều khiển như zoom, playback, flash, macro bên phải.
Hầu hết các nút bấm ở phía sau đều nằm ở mép phải màn hình và hơi nhỏ như nút điều hướng, nút menu và điều chỉnh màn hình. Tất nhiên, nút bấm nhỏ và chật là để nhường chỗ cho màn hình 3,5" được coi là lớn nhất trong thế giới máy ảnh compact. Một tin tốt lành là các nút điều khiển vật lý được bố trí khá thuận tiện, nhạy bén. Đây cũng là máy ảnh đầu tiên của Sony được trang bị giao diện menu của các máy chơi game PSP và PS3. Màn hình lớn khiến việc ngắm và xem phim vô cùng dễ dàng thoải mái.
cạnh trái là một khe cắm tai nghe 3,5 mm và nút bật WLAN trên đỉnh. Tuy nhiên, khe gắn giá đỡ ba chân lại hơi lệch về trái chứ không ở trung tâm. Tính năng đáng ca ngợi nhất vẫn là Wi-Fi thể hiện sự cố gắng của Sony khi cố gắng trang bị cho G1 phương thức kết nối không dây tốt nhất.
Màn hình 3,5" lớn nhất thế giới máy ảnh compact. |
G1 cho phép chia sẻ ảnh mới chụp với tối đa 3 máy G1 khác thông qua tính năng Friendster. Trong thử nghiệm việc kết nối này hơi chậm chạp, cần sự đồng bộ nhưng rõ ràng hữu ích. Khi có ảnh vừa chụp cần chia sẻ, cả hai người dùng G1 cùng phải bấm nút WLAN đồng thời (lệch nhay 1 giây cũng không được) và chờ đợi hai máy trao đổi với nhau. Sony cam đoan là việc kết nối có thể thực hiện trong bán kính 10 - 30 m. Nhưng thực tế khoảng cách quá xa thì việc bấm nút đồng thời là không dễ dàng. Nếu bạn muốn kết nối với ba máy G1, bạn sẽ cần phải thực hiện hai lần tương tự, một để nối với hai máy và lần hai để đồng bộ ba máy với nhau.
Khi G1 vừa chụp một bức ảnh, sẽ có khoảng thời gian trễ là 1 giây nếu muốn gửi sang một chiếc G1 khác. Dù phải chờ nhưng điều này cũng hết sức thú vị. Tuy nhiên, thời gian chờ này sẽ tăng lên gấp 4 nếu cả hai máy cùng chụp và gửi ảnh. Điều này có nghĩa là các bức ảnh được trao đổi cho nhau không phải là được chia sẻ theo thời gian thực (trễ nhiều).
Tính năng thú vị thứ hai nhờ Wi-Fi là Picture Gift. Bạn có thể chọn lọc các bức ảnh lưu trong máy và gửi cho chiếc G1 khác. Tưởng dễ dàng nhưng thủ tục khá phức tạp. Sau khi bật Wi-Fi, bạn cần chỉ định chiếc G1 nào là máy gửi chiếc nào là máy nhận ảnh. Sau có cần chọn ảnh gửi và các bức được chọn sẽ được đánh dấu. Sau bước xác nhận việc tải sang G1 kia sẽ được tiến hành tự động. Tuy nhiên tốc độ tải hơi rùa với 0,34 MB/giây.
Tính năng
Vì được hỗ trợ tính năng chia sẽ, G1 cho phép bạn đặt tên ảnh. Nhưng bạn đừng hy vọng đặt được nhiều tên như với Web 2.0 thông minh. Bạn chỉ có thể làm việc với các tên gọi có sẵn trong G1 (như gia đình, bé yêu, đám cưới, sinh nhật...) và gán nó vào bức ảnh tương ứng. Một khi đã đặt tên, bạn có thể tìm kiếm (search) chúng theo từ khóa (keyword), đây là một ý tưởng tốt khi bạn sở hữu cả một thư viện ảnh.
Một tính năng thú vị khác là khả năng tải file nhạc vào máy và nghe trực tiếp không cần phần mềm SonicStage của Sony. Trớ trêu thay đây là điều bạn không thể làm được với chính máy nghe nhạc Sony NW-A800.
G1 so với máy ảnh Cybershot dòng T và Canon Ixus. |
G1 còn có ba chế độ đo sáng (đa điểm, trung tâm và một điểm). Tuy nhiên, bên cạnh Wi-Fi, tính năng đáng chú ý thứ nhì là bộ nhớ trong 2 GB. Đây thực sự là một bước ngoặt trong thế giới máy ảnh số vì thông thường bộ nhớ trong thường chỉ vài MB và cần trang bị thêm thẻ nhớ. Nếu 2 GB là không đủ, khe cắm thẻ Memory Stick Duo sẽ giúp bạn mở rộng khả năng lưu trữ.
Cùng với khả năng chơi nhạc như một máy Walkman, G1 cũng có các chức năng Mega bass và chỉnh volume tự động có giới hạn (AVLS). Việc chơi nhạc của máy ảnh này khá ấn tượng nhưng không thể sánh với máy nghe nhạc chuyên dụng.
Chạy hai bài hát tham khảo You are getting to be a habit with me của Diana Krall và Angel của Massive Attack với G1 cho thấy tiếng treble và âm trung hơi mỏng, nhưng tiếng bass khá rõ ràng. Tuy nhiên, trừ phi bạn đặc biệt cần âm siêu trầm còn không rõ ràng dùng chế độ Mega bass làm bạn sẽ phải hy sinh độ chi tiết của các âm tần cao hơn. Loa đơn có sẵn thể hiện âm thanh rất tốt nhưng đồng nghĩa với âm lượng chỉ ở mức hạn chế.
Thực thi
G1 khá đủng đỉnh khi khởi động với 5,1 giây nhưng thời gian chờ giữa các bức không flash chỉ là 1,6 giây. Tuy nhiên, nó lại ỳ ạch nếu bật flash với 6,1 giây mỗi bức.
Ưu: Thú vị khi sử dụng tính năng Wi-Fi, bộ nhớ trong 2GB, chất lượng ảnh ấn tượng, màn hình 3,5". |
Nhược: Khá nặng so với một máy ảnh ngắm chụp, âm thanh chỉ tạm được, các nút bấm quá nhỏ. |
Điểm đánh giá: 7,8/10. |
Việc lấy nét tự động dưới ánh sáng ban ngày là không thành vấn đề, nhưng nó cần 1,38 giây trễ canh nét trong điều kiện sáng yếu. trễ mở của trập của G1 khá ngắn với 0,5 giây. Trong chế độ chụp liên tiếp, nó có thể chụp với tốc độ 2,63 bức mỗi giây hoặc trong 2,1 giây nếu zoom. Tuy nhiên, G1 vướng phải vấn đề nhiễu ISO. Nhiễu này không nhìn thấy được ở ISO 80 trong chương trình thử nghiệm ColorChecker, nhưng bắt đầu đáng kể ở ISO 100, và ở IS0 200, nhiễu bắt đầu làm giảm tính chi tiết. ở ISO 400, nhiễu bắt đầu làm phương hại đến màu sắc còn ở ISO 800 đến 1.000, nhiễu đậm tới mức khó chấp nhận.
May thay chất lượng ảnh là điểm tốt kéo lại. Chế độ cân bằng trắng của G1 làm việc khá tốt thậm chí dưới ánh đèn dây tóc. Điều này thật tuyệt vời, nhất là khi G1 không có chức năng cân bằng trắng chỉnh tay. Mặt khác, nhiễu quầng tím được giảm thiểu trong khi màu xanh được cải thiện trung thực hơn.
T.B. (theo Cnet)
Ảnh: Cnet