Khách tham dự diễn đàn màn hình ở Tokyo "xúm đông xúm đỏ" quanh TV OLED 11" của Sony. Ảnh: Cnet. |
Nhiều công ty từng đầu tư vào công nghệ OLED bởi thấy nó cho hình ảnh sáng, màu sắc sinh động rực rỡ và không cần tới đèn nền như công nghệ LCD, do đó màn hình mỏng hơn. Các màn hình OLED cũng tiêu thụ rất ít điện năng trong khi tái tạo hình ảnh chuyển động nhanh (tức có thời gian đáp ứng nhanh hơn).
Tại diễn đàn màn hình lần này, khách tham quan, nhiều nhà cung cấp, thậm chí là các hãng TV đối thủ rời bỏ gian hàng với các TV 50 inch trở lên mà xúm lại vây quanh TV OLED 11 inch của Sony. "Các màn hình LCD và Plasma rõ ràng mờ nhạt khi so sánh với OLED", một người tham gia diễn dàn nhận xét trong khi anh ta đang cố gắng chụp một tấm hình về các TV công nghệ mới.
Các bài liên quan |
*Tương lai OLED sẽ sáng lạn |
*CMO triển lãm màn hình OLED 25" |
*Samsung rót 450 triệu USD vào OLED |
OLED đã được ứng dụng vào máy ảnh số và màn hình điện thoại di động, và nhiều thiết bị số nhỏ bé khác. Nhưng chi phí cao và còn nhiều rào cản công nghệ khiến công nghệ này chưa được ứng dụng đại trà vào các thiết bị lớn hơn chẳng hạn như TV.
Các TV OLED được tung ra sẽ do công ty ST Liquid Crystal Display, một liên doanh giữa Sony và Toyota Industries sản xuất, người phát ngôn của Sony, ông Daiichi Yamafuji cho biết. Nhưng ông này từ chối cung cấp sản lượng dự kiến cũng như giá bán lẻ.
Lợi thế của OLED là hình ảnh sáng đẹp rực rỡ, thân hình cực mỏng và tiết kiệm điện. Ảnh: Cnet. |
Sony còn đầu tư khá mạnh tay vào công nghệ TV màn hình tinh thể lỏng và là hãng TV LCD lớn nhất thế giới về doanh thu. Hãng này lấy màn hình LCD từ liên doanh với hãng điện tử đến từ xứ kim chi, Samsung. "OLED không dễ dàng thay thế TV LCD, nhưng chúng tôi muốn đẩy công nghệ này đến một giai đoạn kinh doanh quy mô hơn".
Tuy nhiên, Tờ Nhật báo kinh doanh Nikkei hôm qua tiết lộ Sony bắt đầu sản xuất màn hình OLED tầm 11" với sản lượng 1.000 chiếc mỗi tháng, chiếm một phần rất nhỏ trong bộ phận kinh doanh TV LCD, và ghim mức giá bán chỉ đắt hơn TV phẳng vài lần.
"Các TV OLED có chi phí rất đắt đỏ lên loạt sản phẩm đầu tiên tung ra thị trường chỉ mang tính chất thăm dò thái độ người tiêu dùng", ông Kazuhiro Imai, Giám đốc bộ phận TV và video của Sony Nhật cho biết. Ông Ihara còn tiết lộ Sony đã tiêu thụ vượt mức chỉ tiêu 6 triệu chiếc TV LCD trong năm tài chính vừa qua (tính đến hết ngày 31/3/2007) và đặt mục tiêu 10 triệu chiếc trong năm kinh doanh này.
Các công ty khác cũng đầu tư vào OLED bao gồm Seiko Epson, Canon, Samsung và liên doanh giữa Toshiba và Matsushita Electric Industrial.
Chủ tịch hãng Toshiba ông Atsutoshi Nishida cũng kỳ vọng sẽ sản xuất ra các TV OLED lớn hơn vào năm 2009, thông qua liên doanh Toshiba Matsushita Display Technology, nhắm tới thị trường TV mỏng 35 triệu USD mà LCD và Plasma đang là hiệu ứng.
T.B. (theo Cnet)