Người biểu tình đối mặt cảnh sát trong cuộc biểu tình chống người nhập cư bên ngoài khách sạn Holiday Inn Express ở Rotherham, Anh, ngày 4/8.
Biểu tình bùng phát ở nhiều thành phố của Anh sau khi nghi phạm Axel Rudakubana, 17 tuổi, bị bắt hôm 29/7 với cáo buộc đâm dao tại một trường dạy múa ở Southport, vùng Merseyside, nơi tổ chức lớp yoga và nhảy múa chủ đề Taylor Swift dành cho trẻ em 6-11 tuổi. Vụ tấn công khiến ba bé gái thiệt mạng, 5 trẻ và hai người lớn bị thương nghiêm trọng.
Người biểu tình đối mặt cảnh sát trong cuộc biểu tình chống người nhập cư bên ngoài khách sạn Holiday Inn Express ở Rotherham, Anh, ngày 4/8.
Biểu tình bùng phát ở nhiều thành phố của Anh sau khi nghi phạm Axel Rudakubana, 17 tuổi, bị bắt hôm 29/7 với cáo buộc đâm dao tại một trường dạy múa ở Southport, vùng Merseyside, nơi tổ chức lớp yoga và nhảy múa chủ đề Taylor Swift dành cho trẻ em 6-11 tuổi. Vụ tấn công khiến ba bé gái thiệt mạng, 5 trẻ và hai người lớn bị thương nghiêm trọng.
Một thanh niên bẻ cọc hàng rào bằng gỗ, ném về phía cảnh sát bên ngoài khách sạn Holiday Inn Express.
Dù cảnh sát cho biết nghi phạm đâm dao Rudakubana sinh ra và lớn lên ở Anh, nhiều thông tin lan truyền trên mạng xã hội cho rằng kẻ đâm dao là người nhập cư không giấy tờ, làm dấy lên làn sóng bài nhập cư và phản đối Hồi giáo. Các nhóm cực hữu cũng kích động người dân, gây bạo lực tại các cuộc tuần hành.
Một thanh niên bẻ cọc hàng rào bằng gỗ, ném về phía cảnh sát bên ngoài khách sạn Holiday Inn Express.
Dù cảnh sát cho biết nghi phạm đâm dao Rudakubana sinh ra và lớn lên ở Anh, nhiều thông tin lan truyền trên mạng xã hội cho rằng kẻ đâm dao là người nhập cư không giấy tờ, làm dấy lên làn sóng bài nhập cư và phản đối Hồi giáo. Các nhóm cực hữu cũng kích động người dân, gây bạo lực tại các cuộc tuần hành.
Đám đông bạo loạn bao vây khách sạn Holiday Inn Express ở Rotherham, tìm cách phá cửa để xông vào, rồi phóng hỏa bên ngoài.
Người biểu tình tấn công khách sạn Holiday Inn Express vì cho rằng cơ sở này cho phép người xin tị nạn cư trú. Cảnh sát cho biết vụ bạo loạn khiến nhân viên và những người bên trong khách sạn "vô cùng sợ hãi".
Ít nhất 10 cảnh sát bị thương, một người bị thương nặng. Thủ tướng Anh Keir Starmer ngày 4/8 lên án vụ tấn công, cam kết sẽ bắt những người có hành vi côn đồ phải chịu trách nhiệm pháp luật.
Đám đông bạo loạn bao vây khách sạn Holiday Inn Express ở Rotherham, tìm cách phá cửa để xông vào, rồi phóng hỏa bên ngoài.
Người biểu tình tấn công khách sạn Holiday Inn Express vì cho rằng cơ sở này cho phép người xin tị nạn cư trú. Cảnh sát cho biết vụ bạo loạn khiến nhân viên và những người bên trong khách sạn "vô cùng sợ hãi".
Ít nhất 10 cảnh sát bị thương, một người bị thương nặng. Thủ tướng Anh Keir Starmer ngày 4/8 lên án vụ tấn công, cam kết sẽ bắt những người có hành vi côn đồ phải chịu trách nhiệm pháp luật.
Ôtô bị đốt cháy trên đường ở Middlesbrough, ngày 4/8, trong cuộc đụng độ giữa cảnh sát và người biểu tình chống nhập cư.
Tình trạng bất ổn liên quan đến tin giả liên quan vụ ba bé gái bị đâm chết ở Southport đã lan đến hàng loạt thành phố, thị trấn của Anh, dẫn đến hàng loạt cuộc đụng độ giữa người biểu tình phản đối nhập cư và cảnh sát.
Đây là đợt bạo loạn tồi tệ nhất tại Anh kể từ mùa hè năm 2011. Tại một số nơi, những người bạo loạn đã ném gạch, chai lọ và pháo sáng về phía cảnh sát, khiến nhiều sĩ quan bị thương, đồng thời phóng hỏa và cướp phá nhiều cửa hàng. Người biểu tình cũng hô các khẩu hiệu bài Hồi giáo khi đụng độ với nhóm người phản đối biểu tình.
Ôtô bị đốt cháy trên đường ở Middlesbrough, ngày 4/8, trong cuộc đụng độ giữa cảnh sát và người biểu tình chống nhập cư.
Tình trạng bất ổn liên quan đến tin giả liên quan vụ ba bé gái bị đâm chết ở Southport đã lan đến hàng loạt thành phố, thị trấn của Anh, dẫn đến hàng loạt cuộc đụng độ giữa người biểu tình phản đối nhập cư và cảnh sát.
Đây là đợt bạo loạn tồi tệ nhất tại Anh kể từ mùa hè năm 2011. Tại một số nơi, những người bạo loạn đã ném gạch, chai lọ và pháo sáng về phía cảnh sát, khiến nhiều sĩ quan bị thương, đồng thời phóng hỏa và cướp phá nhiều cửa hàng. Người biểu tình cũng hô các khẩu hiệu bài Hồi giáo khi đụng độ với nhóm người phản đối biểu tình.
Một người bị bắt ở Middlesbrough sau cuộc đụng độ với cảnh sát. Ít nhất 147 người đã bị bắt kể từ đêm 3/7.
Trợ lý cảnh sát trưởng Alex Goss cho hay một số cá nhân đang lợi dụng các giả thuyết và suy đoán về nghi phạm để gây mất trật tự đường phố. Cảnh sát nhận định đám đông có liên quan tới Liên đoàn Phòng vệ Anh, nhóm cực hữu thường tổ chức biểu tình bạo lực chống đối Hồi giáo.
Một người bị bắt ở Middlesbrough sau cuộc đụng độ với cảnh sát. Ít nhất 147 người đã bị bắt kể từ đêm 3/7.
Trợ lý cảnh sát trưởng Alex Goss cho hay một số cá nhân đang lợi dụng các giả thuyết và suy đoán về nghi phạm để gây mất trật tự đường phố. Cảnh sát nhận định đám đông có liên quan tới Liên đoàn Phòng vệ Anh, nhóm cực hữu thường tổ chức biểu tình bạo lực chống đối Hồi giáo.
Cảnh sát đối mặt người biểu tình tại Quảng trường Chợ Nottingham, thành phố Nottingham, ngày 3/8.
Phe cực hữu đã tổ chức các cuộc biểu tình ở Liverpool, Manchester, Bristol, Blackpool và Hull, cũng như thủ phủ Belfast ở Bắc Ireland, trong đó nhiều sự kiện biến thành bạo lực. Chính phủ Anh tuyên bố cảnh sát đã "huy động mọi nguồn lực sẵn có" để đối phó với làn sóng bất ổn.
Cảnh sát đối mặt người biểu tình tại Quảng trường Chợ Nottingham, thành phố Nottingham, ngày 3/8.
Phe cực hữu đã tổ chức các cuộc biểu tình ở Liverpool, Manchester, Bristol, Blackpool và Hull, cũng như thủ phủ Belfast ở Bắc Ireland, trong đó nhiều sự kiện biến thành bạo lực. Chính phủ Anh tuyên bố cảnh sát đã "huy động mọi nguồn lực sẵn có" để đối phó với làn sóng bất ổn.
Những người phản đối biểu tình cũng tập trung ở quảng trường Chợ Nottingham để ngăn chặn nhóm cực hữu có hành vi bạo lực. Một người biểu tình giơ biểu ngữ: "Nottingham phản đối thù ghét".
Những người phản đối biểu tình cũng tập trung ở quảng trường Chợ Nottingham để ngăn chặn nhóm cực hữu có hành vi bạo lực. Một người biểu tình giơ biểu ngữ: "Nottingham phản đối thù ghét".
Cảnh sát Anh triển khai lực lượng khống chế những người biểu tình có hành vi bạo lực ở quảng trường Chợ Nottingham.
Cảnh sát Anh triển khai lực lượng khống chế những người biểu tình có hành vi bạo lực ở quảng trường Chợ Nottingham.
Cảnh sát vũ trang hạng nặng đứng gác bên ngoài Tòa thị chính Leeds, trong lúc đám đông đang biểu tình.
Cảnh sát vũ trang hạng nặng đứng gác bên ngoài Tòa thị chính Leeds, trong lúc đám đông đang biểu tình.
Chủ tịch Hiệp hội Văn hóa Hồi giáo London (LICS) Bibi Rabbiyah Khan trao đổi với hai sĩ quan cảnh sát tại trụ sở hiệp hội kiêm nhà thờ Hồi giáo ở Haringey, phía bắc London, ngày 2/8.
Hàng trăm nhà thờ Hồi giáo khắp nước Anh đang siết chặt cảnh giác và tăng cường biện pháp bảo vệ trước làn sóng biểu tình trên toàn quốc, theo Hội đồng Hồi giáo Anh.
Bộ Nội vụ Anh ngày 4/8 thông báo các nhà thờ Hồi giáo ở nước này sẽ "được bảo vệ tốt hơn với biện pháp an ninh khẩn cấp mới", sau các cuộc tấn công gần đây.
Theo đó, cảnh sát, giới chức địa phương và nhà thờ có thể yêu cầu lực lượng an ninh triển khai nhanh chóng đến hiện trường để bảo vệ cộng đồng và cho phép tín đồ trở lại nhà thờ nhanh chóng.
Chủ tịch Hiệp hội Văn hóa Hồi giáo London (LICS) Bibi Rabbiyah Khan trao đổi với hai sĩ quan cảnh sát tại trụ sở hiệp hội kiêm nhà thờ Hồi giáo ở Haringey, phía bắc London, ngày 2/8.
Hàng trăm nhà thờ Hồi giáo khắp nước Anh đang siết chặt cảnh giác và tăng cường biện pháp bảo vệ trước làn sóng biểu tình trên toàn quốc, theo Hội đồng Hồi giáo Anh.
Bộ Nội vụ Anh ngày 4/8 thông báo các nhà thờ Hồi giáo ở nước này sẽ "được bảo vệ tốt hơn với biện pháp an ninh khẩn cấp mới", sau các cuộc tấn công gần đây.
Theo đó, cảnh sát, giới chức địa phương và nhà thờ có thể yêu cầu lực lượng an ninh triển khai nhanh chóng đến hiện trường để bảo vệ cộng đồng và cho phép tín đồ trở lại nhà thờ nhanh chóng.
Lính cứu hỏa chữa cháy một xe cảnh sát, trong lúc cảnh sát triển khai lực lượng khắp đường phố Hartlepool ngày 31/7.
Một số người kêu gọi Anh triển khai quân đội hỗ trợ đối phó biểu tình, nhưng lực lượng cảnh sát nước này cho hay họ vẫn đủ nguồn lực để xử lý tình trạng bạo loạn và chưa cần tới sự trợ giúp của các binh sĩ.
Lính cứu hỏa chữa cháy một xe cảnh sát, trong lúc cảnh sát triển khai lực lượng khắp đường phố Hartlepool ngày 31/7.
Một số người kêu gọi Anh triển khai quân đội hỗ trợ đối phó biểu tình, nhưng lực lượng cảnh sát nước này cho hay họ vẫn đủ nguồn lực để xử lý tình trạng bạo loạn và chưa cần tới sự trợ giúp của các binh sĩ.
Một người bị bắt tại cuộc biểu tình "Quá đủ rồi" ở Whitehall, London, ngày 31/7. Nhiều cuộc biểu tình trong tuần qua được tổ chức qua mạng xã hội bởi các nhóm cực hữu với lời kêu gọi như "quá đủ rồi", "hãy cứu con em chúng ta", "ngăn chặn thuyền chở người nhập cư".
Những lời kêu gọi xuất phát từ nhiều tài khoản mạng xã hội, nổi bật nhất là Stephen Yaxley-Lennon, 41 tuổi, người theo chủ nghĩa cực hữu thường kích động biểu tình dưới bí danh Tommy Robinson. Ông ta là lãnh đạo Liên đoàn Phòng vệ Anh, tổ chức mà cảnh sát Merseyside cho rằng có liên quan tới các vụ biểu tình bạo lực ở Southport tuần trước.
Một người bị bắt tại cuộc biểu tình "Quá đủ rồi" ở Whitehall, London, ngày 31/7. Nhiều cuộc biểu tình trong tuần qua được tổ chức qua mạng xã hội bởi các nhóm cực hữu với lời kêu gọi như "quá đủ rồi", "hãy cứu con em chúng ta", "ngăn chặn thuyền chở người nhập cư".
Những lời kêu gọi xuất phát từ nhiều tài khoản mạng xã hội, nổi bật nhất là Stephen Yaxley-Lennon, 41 tuổi, người theo chủ nghĩa cực hữu thường kích động biểu tình dưới bí danh Tommy Robinson. Ông ta là lãnh đạo Liên đoàn Phòng vệ Anh, tổ chức mà cảnh sát Merseyside cho rằng có liên quan tới các vụ biểu tình bạo lực ở Southport tuần trước.
Ảnh: AP, Reuters