Covid-19 tái bùng phát tại các địa phương trong thời gian vừa qua, đặc biệt tại các khu công nghiệp đã gây nên tác động không nhỏ tới hoạt động của các doanh nghiệp. Nguy cơ đứt gãy chuỗi sản xuất luôn thường trực khi nhiều hoạt động kinh doanh bị hạn chế hoặc tạm thời gián đoạn để đảm bảo tuân thủ quy định phòng chống dịch.
Với nỗ lực không để rơi vào tình trạng bị động, vừa duy trì hoạt động liên tục, vừa thực hiện quy định phòng chống dịch, nhiều doanh nghiệp đã nhanh chóng xây dựng phương án tổ chức cho nhân viên làm việc online tại nhà nhằm thích ứng với tình hình mới. "Làm việc từ xa - Tele Working" đang trở thành xu hướng trong thời gian gần đây.
Khái niệm làm việc từ xa thực tế đã không còn xa lạ trong thời đại di động. Nhiều doanh nghiệp đã cho phép nhân viên làm việc từ xa do đặc thù công việc như thường xuyên đi công tác, làm việc tại hiện trường, làm việc tại nhà (Work From Home)... Nhiều biện pháp kỹ thuật và đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin đã được triển khai như mở các "cổng", cho phép kết nối mạng từ bên ngoài vào trong tổ chức thông qua Internet. Trang bị laptop riêng, thiết bị phát 3G, phần mềm VPN... cho nhân viên. Nâng cấp, chuyển đổi hệ thống dữ liệu và ứng dụng doanh nghiệp lên nền tảng website hoặc điện toán đám mây.
Việc xây dựng và vận hành một hệ thống công nghệ thông tin phục vụ tổ chức cho đội ngũ nhân viên làm việc từ xa cần đảm bảo được yếu tố về an toàn, bảo mật thông tin. Giải pháp cần tiết kiệm không chỉ chi phí mà còn cả thời gian và nguồn lực nhân sự cho xây dựng, đào tạo và vận hành, quan trọng hơn cả là phải theo dõi, giám sát chặt chẽ nguồn nhân lực khi làm việc từ xa, đảm bảo hiệu quả công việc khi nhân viên không ngồi tại văn phòng.
Với kinh nghiệm gần 20 năm quản lý doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thiết kế, bảo trì và vận hành các sản phẩm công nghệ thông tin với 100% khách hàng đến từ Nhật Bản, ông Lê Quang Lương - CEO Công ty Cổ phần Phần mềm Luvina chia sẻ, trong nhiều phương án để tổ chức làm việc từ xa, truy cập máy tính từ xa đang là giải pháp có nhiều ưu thế vượt trội, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, khó lường. Giải pháp này có ưu điểm cài đặt và tích hợp nhanh chóng để có thể triển khai sử dụng ngay trên nền hạ tầng và chính sách công nghệ thông tin sẵn có của doanh nghiệp.
"Nhà quản trị hệ thống không cần phải thực hiện thay đổi hay nâng cấp, người sử dụng không cần phải đào tạo sử dụng phức tạp, doanh nghiệp không cần đầu tư lớn cho nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin để có thể tổ chức làm việc từ xa", ông Lương nói.
Hiện tại, Luvina sử dụng bộ hai sản phẩm truy cập từ xa đến từ Nhật Bản để tổ chức cho một phần trong đội ngũ hơn 700 nhân viên làm việc tại nhà nhằm đảm bảo giãn cách trong Covid-19. Sản phẩm gồm Soliton SecureDesktop và G/On.
Đây là hai sản phẩm truy cập từ xa được thiết kế chuyên dụng dành cho mục đích tổ chức làm việc từ xa của các doanh nghiệp, tổ chức yêu cầu tính bảo mật cao, đảm bảo tính ổn định khi sử dụng thường xuyên, liên tục và quản lý, giám sát nhân viên chặt chẽ.
Sản phẩm được phát triển bởi Soliton Systems - hãng IT Security hàng đầu Nhật Bản với hơn 40 năm kinh nghiệm và thị trường toàn cầu, được tin dùng bởi hơn 2.300 doanh nghiệp và hơn 700.000 người dùng tại các thị trường yêu cầu cao và khó tính nhất là Nhật Bản, châu Âu và Bắc Mỹ.
Doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng, liên hệ Luvina Software JSC - Đại lý ủy quyền duy nhất tại Việt Nam và Đông Nam Á của Soliton Systems:
- Hotline: 0366496399
- Website: https://teleworking.vn
- Email: teleworking-solution@luvina.net
- Địa chỉ: tầng 4, tháp Hòa Bình, 106 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, Hà Nội