Thực tế, có nhiều người khi tình cờ đi siêu âm thận, phát hiện ra viên sỏi 5 - 8 mm thì lo lắng vì không biết kích thước sỏi như vậy đã là lớn hay chưa? Đã gây ra nguy hiểm gì? Liệu có cần mổ, tán không?
Sỏi hình thành do lắng đọng, kết tinh các chất khoáng, cặn có trong nước tiểu. Ban đầu hình thành, sỏi có thể chỉ bằng hạt cát nhỏ, chưa biểu hiện triệu chứng gì. Khi bệnh nhân bắt đầu xuất hiện cơn đau, các biến chứng nghiêm trọng như suy giảm chức năng thận, thăm khám mới phát hiện ra sỏi. Lúc này, kích thước sỏi không còn nhỏ, gây ra những tổn thương, thậm chí là biến chứng. Những viên sỏi nhỏ được phát hiện sớm nếu bệnh nhân thường xuyên đi đánh giá chức năng thận định kỳ.
Kích thước sỏi tính theo đường kính lớn nhất của viên sỏi. Trong hầu hết các trường hợp có sỏi nhỏ (dưới 5mm) thì có thể được đào thải dễ dàng theo dòng nước tiểu, có thể chưa gây ra tổn thương gì. Những viên sỏi với kích thước lớn hơn, khả năng đào thải ra ngoài thấp hơn nên thường bị kẹt lại tại thận, niệu quản, bàng quang, gây ra các triệu chứng (các cơn đau quặn, ứ nước, giãn thận, viêm nhiễm,...). Sỏi có thể có kích thước từ 3 mm, 4 mm cho đến vài centimet (có nhiều trường hợp các viên sỏi kết thành dải dài đến 8 cm).
Thực tế, chỉ dựa vào kích thước thì chưa thể đánh giá mức độ ảnh hưởng của sỏi đối với sức khỏe. Mức độ nguy hiểm của sỏi còn phụ thuộc vài phần vào vị trí sỏi (sỏi ở niệu quản dễ gây tắc nghẽn), hình dáng sỏi (sỏi có bờ gai cứng, xù xì, cạnh sắc nhọn dễ gây ra các tổn thương lên niêm mạc hơn). Với những viên sỏi 5-8 mm thì hoàn toàn có xu hướng tăng lên về kích thước theo thời gian, sỏi càng to thì nguy cơ ảnh hưởng nhiều.
Viên sỏi kích thước 5-8 mm chưa phải là sỏi to, cũng chưa gây ra nhiều ảnh hưởng gì lớn đối với sức khỏe. Tuy nhiên, bạn tuyệt đối không nên chủ quan khi phát hiện có sỏi từ 5-8 mm trong đường tiết niệu.
Sỏi 5-8 mm điều trị như thế nào?
Việc lựa chọn phương pháp để loại bỏ sỏi ra ngoài phụ thuộc vào các yếu tố về: kích thước sỏi, mức độ ảnh hưởng của sỏi tới thận. Trong hầu hết các trường hợp, sỏi 5-8 mm được chỉ định là điều trị nội khoa kết hợp tăng lượng nước tiểu đào thải để tạo áp lực đẩy sỏi ra ngoài. Người bệnh có thể điều trị sỏi bằng thuốc Đông y, kết hợp điều chỉnh các thói quen ăn uống sinh hoạt như:
- Uống bổ sung nhiều nước hằng ngày, khoảng 2-3 lít/ngày để giúp đào thải chất cặn tốt hơn.
- Ăn nhạt
- Nên ăn nhiều rau củ quả tươi
- Hạn chế các thực phẩm giàu canxi, đồ uống có cồn, chất kích thích
- Không nhịn đi tiểu
- Tập luyện, vận động nhẹ nhàng, phù hợp.
Theo y học cổ truyền, vị thuốc kim tiền thảo có tác dụng lợi tiểu, giảm đau, chống viêm giúp bào mòn sỏi theo cơ chế tự nhiên, từ đó giúp đào thải sỏi ra ngoài mà không gây đau đớn gì cho bệnh nhân. Cây kim tiền thảo tác dụng trên sỏi theo 2 cơ chế chính:
- Soyasaponin I trong kim tiền thảo có tác dụng ức chế hình thành sỏi thận; Polysaccharid có tác dụng góp phần bào mòn sỏi, không cho các thành phần không tan khác bám vào sỏi cũ do vậy kích thước sỏi sẽ nhỏ đi.
- Kim tiền thảo còn có tác dụng lợi tiểu giúp đẩy viên sỏi nhỏ ra khỏi thận.
Việc phát hiện, điều trị sỏi ngay từ khi kích thước sỏi còn nhỏ giúp làm giảm các nguy cơ ảnh hưởng đến thận như ứ nước tại thận, giãn bể thận, viêm thận, suy thận), tiết kiệm chi phí điều trị.
(Nguồn: Thuốc cốm Sirnakarang F)
Thuốc cốm Sirnakarang F - phòng và điều trị sỏi thận, sỏi đường tiết niệu, sỏi bàng quang.
Liều dùng - điều trị: Ngày uống 2 lần, mỗi lần một gói vào buổi sáng, buổi tối, pha với 200 ml nước ấm dùng liên tục trong 1- 2 tháng, khi dùng thuốc nên uống 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày.
Thuốc cốm Sirnakarang F được sản xuất bởi Công ty Cổ phần Dược Hà Tĩnh, theo tiêu chuẩn GMP-WHO và được Bộ Y tế cấp phép lưu hành toàn quốc
Điện thoại tư vấn: (024) 3 990 6195 – 1800 9267 (miễn phí cước). XNQC số 0932/2018/XNQC/QLD, Bộ y tế cấp ngày 6/6/2018. Thông tin truy cập Website: http://soithan.vn/.