Năm 1967, Tròn và gia đình đang tản cư tại làng An Diên, gần căn cứ Lai Khê, nay thuộc địa phận huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương.
Năm 1967, Tròn và gia đình đang tản cư tại làng An Diên, gần căn cứ Lai Khê, nay thuộc địa phận huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương.
Buổi sáng định mệnh năm 1967, Tròn vào rừng hái rau để bán, vô tình lọt vào nơi được xem là khu vực "bắn phá tự do". Trước khi rời nhà, cô hứa với em trai sẽ mua quà về sau khi bán rau. Cô bé không biết buổi sáng đó đã thay đổi cuộc đời em theo một hướng rất khác.
Buổi sáng định mệnh năm 1967, Tròn vào rừng hái rau để bán, vô tình lọt vào nơi được xem là khu vực "bắn phá tự do". Trước khi rời nhà, cô hứa với em trai sẽ mua quà về sau khi bán rau. Cô bé không biết buổi sáng đó đã thay đổi cuộc đời em theo một hướng rất khác.
Tròn cùng một người bạn đi theo chiếc xe bò của một ông già nhặt củi vào rừng và rơi vào khu vực chết chóc. Khu vực "bắn phá tự do" là nơi quân đội Mỹ có quyền khai hỏa và tiêu diệt mục tiêu khi thấy các vật thể chuyển động. Mọi việc diễn biến rất nhanh. Trực thăng Mỹ xuất hiện và bắn xối xả vào những người bên dưới. Ông lão trúng đạn chết ngay bên chiếc xe bò. Cô bạn tên Hải bị thương ở bụng còn Tròn bị đạn găm vào chân phải. Cô bé cố gắng lết ra phía bìa rừng. Lính Mỹ nhanh chóng đổ bộ xuống hiện trường và phát hiện ra rằng nạn nhân của họ là một ông già và hai bé gái. Họ đưa nạn nhân lên máy bay trực thăng và chở về bệnh viện ở Củ Chi. Sau tai nạn, tiếng động cơ trực thăng trở thành nỗi ám ảnh khôn nguôi của cô gái nhỏ. Trong ảnh, Tròn vừa nhặt rau vừa ngoái lên trời nghe ngóng tiếng động cơ.
Tròn cùng một người bạn đi theo chiếc xe bò của một ông già nhặt củi vào rừng và rơi vào khu vực chết chóc. Khu vực "bắn phá tự do" là nơi quân đội Mỹ có quyền khai hỏa và tiêu diệt mục tiêu khi thấy các vật thể chuyển động. Mọi việc diễn biến rất nhanh. Trực thăng Mỹ xuất hiện và bắn xối xả vào những người bên dưới. Ông lão trúng đạn chết ngay bên chiếc xe bò. Cô bạn tên Hải bị thương ở bụng còn Tròn bị đạn găm vào chân phải. Cô bé cố gắng lết ra phía bìa rừng. Lính Mỹ nhanh chóng đổ bộ xuống hiện trường và phát hiện ra rằng nạn nhân của họ là một ông già và hai bé gái. Họ đưa nạn nhân lên máy bay trực thăng và chở về bệnh viện ở Củ Chi. Sau tai nạn, tiếng động cơ trực thăng trở thành nỗi ám ảnh khôn nguôi của cô gái nhỏ. Trong ảnh, Tròn vừa nhặt rau vừa ngoái lên trời nghe ngóng tiếng động cơ.
Ngày hôm sau, mẹ lên bệnh viện chăm sóc em. Em xuất viện sau thời gian dài điều trị. Tròn vịn vào vai mẹ trên đường về nhà. Phóng viên ảnh Larry Burrows khi ấy đã gặp Tròn và thực hiện một loạt ảnh về cuộc sống của em sau vụ tai nạn.
Ngày hôm sau, mẹ lên bệnh viện chăm sóc em. Em xuất viện sau thời gian dài điều trị. Tròn vịn vào vai mẹ trên đường về nhà. Phóng viên ảnh Larry Burrows khi ấy đã gặp Tròn và thực hiện một loạt ảnh về cuộc sống của em sau vụ tai nạn.
Bức ảnh ghi lại khoảnh khắc Tròn nhìn chiếc chân giả của mình đang được gọt trên máy, được đăng trang bìa tạp chí Life năm 1968.
Bức ảnh ghi lại khoảnh khắc Tròn nhìn chiếc chân giả của mình đang được gọt trên máy, được đăng trang bìa tạp chí Life năm 1968.
Tròn tập đi lại, di chuyển và sinh hoạt với chiếc chân giả mà không cần sự giúp đỡ của người khác.
Tập đi nhuần nhuyễn, Tròn còn tập tành lái xe đạp.
Năm ấy Tròn học lớp 2 ở một trường tiểu học ở huyện Bến Cát. Trong ảnh, bố của Tròn đang hướng dẫn em làm bài tập về nhà.
Năm ấy Tròn học lớp 2 ở một trường tiểu học ở huyện Bến Cát. Trong ảnh, bố của Tròn đang hướng dẫn em làm bài tập về nhà.
Nụ cười hồn nhiên của cô gái nhỏ khi chơi với những con búp bê được tặng. Qua câu chuyện về cuộc sống của một cô bé bình thường ở một làng quê Việt Nam bị xáo trộn dữ dội và thay đổi bởi chiến tranh, Larry đã phơi bày tất cả sự khốc liệt của cuộc chiến.
Nụ cười hồn nhiên của cô gái nhỏ khi chơi với những con búp bê được tặng. Qua câu chuyện về cuộc sống của một cô bé bình thường ở một làng quê Việt Nam bị xáo trộn dữ dội và thay đổi bởi chiến tranh, Larry đã phơi bày tất cả sự khốc liệt của cuộc chiến.
Kể từ lần đầu tiên nhìn thấy cô gái nhỏ ở nơi làm chân giả, suốt 3 năm liền, Larry Burrows thường xuyên ghé thăm và ghi lại những thay đổi trong cuộc sống của Tròn. Ông hỏi Tròn khi lớn lên muốn làm nghề gì, cô bé bảo thích làm nghề may. Một tháng sau, Larry mua tặng em một chiếc máy may. Trong ảnh, cô bé Tròn sử dụng chân giả tập may.
Kể từ lần đầu tiên nhìn thấy cô gái nhỏ ở nơi làm chân giả, suốt 3 năm liền, Larry Burrows thường xuyên ghé thăm và ghi lại những thay đổi trong cuộc sống của Tròn. Ông hỏi Tròn khi lớn lên muốn làm nghề gì, cô bé bảo thích làm nghề may. Một tháng sau, Larry mua tặng em một chiếc máy may. Trong ảnh, cô bé Tròn sử dụng chân giả tập may.
Larry Burrows, phóng viên chiến trường sinh năm 1926 ở Anh. Ông đến Việt Nam năm 1962 và ghi lại những phóng sự ảnh chân thật đăng tải trên tạp chí Life để nhiều người nhận ra sự thật về cuộc chiến ở Việt Nam. Biên tập viên Ralph Graves nói: "Larry thường bảo rằng chiến tranh là chuyện đời ông, và ông sẽ nhìn nó đi qua. Ông thường mơ được chụp ảnh Việt Nam ngày hòa bình". Tuy nhiên, Larry Burrows đã không kịp chứng kiến ngày thống nhất Việt Nam. Ông mất năm 1971 tại chiến trường Lào. Còn người bạn nhỏ năm xưa, Nguyễn Thị Tròn nay 60 tuổi, đang làm thợ may và y tá tại nhà ở huyện Dương Minh Châu, Tây Ninh.
Larry Burrows, phóng viên chiến trường sinh năm 1926 ở Anh. Ông đến Việt Nam năm 1962 và ghi lại những phóng sự ảnh chân thật đăng tải trên tạp chí Life để nhiều người nhận ra sự thật về cuộc chiến ở Việt Nam. Biên tập viên Ralph Graves nói: "Larry thường bảo rằng chiến tranh là chuyện đời ông, và ông sẽ nhìn nó đi qua. Ông thường mơ được chụp ảnh Việt Nam ngày hòa bình". Tuy nhiên, Larry Burrows đã không kịp chứng kiến ngày thống nhất Việt Nam. Ông mất năm 1971 tại chiến trường Lào. Còn người bạn nhỏ năm xưa, Nguyễn Thị Tròn nay 60 tuổi, đang làm thợ may và y tá tại nhà ở huyện Dương Minh Châu, Tây Ninh.
Khánh Ly
Ảnh: Life