Tác phẩm Thiếu nữ bên hoa huệ. |
- Bức họa của cha ông lọt ra ngoài bằng cách nào?
- Tôi nghe nói, mặc dù đã có tranh thật trong tay nhưng ông Cần vẫn xin phép chép lại bức tranh này. Sau đó, ông ta lấy cớ mang bản sao ra nước ngoài, nhưng ra đến sân bay thì lại lắp tranh thật vào và ung dung ra đi. Không riêng gì trường hợp tranh của cha tôi, nhiều tác phẩm nghệ thuật có giá trị khác cũng bị đưa ra nước ngoài bằng con đường này.
- Ông có chắc chắn bức tranh ông Cần mua là nguyên bản?
- Khi ông Cần mua, tôi có được mời đến xem và nhận định đúng là bức tranh do cha mình vẽ. Tôi những tưởng ông ta vì tấm lòng với nghệ thuật và tôn trọng các giá trị văn hóa dân tộc mà mua tranh, chứ không nghĩ sau này lại bán kiếm lời. Nghe nói, ông ta đã bán lại tác phẩm của cha tôi cho một người Việt khác.
- Hiện nay, các bức tranh khác của cụ Tô Ngọc Vân được lưu giữ ở đâu?
- Một số tranh và ký họa ông cụ di chúc cho tôi, tôi vẫn mang theo bên mình và cất giữ rất cẩn thận, coi đó là bảo vật của gia đình. Tuy nhiên, có nhiều bức thất lạc. Mẹ tôi kể rằng, có người nói là chỗ thân quen của gia đình đến xin được đem những bức tranh của cha tôi về thờ. Sau này gia đình mới vỡ lẽ, ông ta đã bán đứt những họa phẩm ấy cho nhà sưu tầm Đức Minh. Sau khi ông Đức Minh mất, các bức tranh lại lưu lạc ở đâu thì không ai biết nữa.
- Ông có đề nghị gì về việc bảo vệ các bức tranh của cha mình?
- Chúng tôi không muốn đòi lại bản quyền làm gì nữa vì sợ người ta hiểu lầm. Chỉ tiếc rằng những tác phẩm quý giá ấy đã bị trao đi bán lại với mục đích kiếm lời chứ không phải để bảo tồn giá trị nghệ thuật.
(Theo Thể Thao Văn Hóa)