Từ sáng sớm 5/10, các mẫu loa bookself cùng bộ chuyển đổi tín hiệu DAC được tập kết tại một khách sạn ở Hà Nội để tham gia chương trình giao lưu về DAC và loa bookshelf DIY do diễn đàn Nghe nhìn Việt Nam (VNAV) tổ chức.
Từ sáng sớm 5/10, các mẫu loa bookself cùng bộ chuyển đổi tín hiệu DAC được tập kết tại một khách sạn ở Hà Nội để tham gia chương trình giao lưu về DAC và loa bookshelf DIY do diễn đàn Nghe nhìn Việt Nam (VNAV) tổ chức.
Theo ông Thế Minh, thành viên ban tổ chức, chương trình tạo cơ hội gặp gỡ, chia sẻ kinh nghiệm cho những thành viên có sở thích tự làm đồ âm thanh. Có những người từ Nam Định, Thanh Hóa và TP HCM cũng mang sản phẩm tự làm của mình đến tham dự.
Để trải nghiệm chất âm và có thể so sánh giữa các thiết bị với nhau, điều kiện đầu tiên là phải có bộ thiết bị tham chiếu. Ngoài ra, các loa cũng phải được đặt cùng hướng, dùng chung nguồn phát và điều chỉnh mức âm lượng tương đồng.
Bộ thiết bị tham chiếu này gồm loa Gauder Vescova MK2, ampli và pre-ampli đèn Octave, ampli bán dẫn Aavik U150, DAC Ayres QB9 DSD và các phụ kiện. Tổng trị giá hệ thống tham chiếu khoảng một tỷ đồng. Trong phần thi loa, ampli và DAC được giữ nguyên, còn trong phần thi DAC, hai thiết bị còn lại là loa và ampli cũng tương tự.
Bộ thiết bị tham chiếu này gồm loa Gauder Vescova MK2, ampli và pre-ampli đèn Octave, ampli bán dẫn Aavik U150, DAC Ayres QB9 DSD và các phụ kiện. Tổng trị giá hệ thống tham chiếu khoảng một tỷ đồng. Trong phần thi loa, ampli và DAC được giữ nguyên, còn trong phần thi DAC, hai thiết bị còn lại là loa và ampli cũng tương tự.
DIY (Do it yourself) đang dần phổ biến trong giới chơi âm thanh tại Việt Nam. Thuật ngữ này chỉ việc người chơi tự làm các sản phẩm như loa, ampli, bộ giải mã tín hiệu... thay vì mua sẵn từ một thương hiệu nào đó. Vì vậy, các sản phẩm dạng này luôn đa dạng về hình thức, giá thành cũng như chất lượng âm thanh. Trong hình là bộ DAC dùng IC cổ TDA1541, được một người chơi ở Hà Nội mang đến giao lưu.
DIY (Do it yourself) đang dần phổ biến trong giới chơi âm thanh tại Việt Nam. Thuật ngữ này chỉ việc người chơi tự làm các sản phẩm như loa, ampli, bộ giải mã tín hiệu... thay vì mua sẵn từ một thương hiệu nào đó. Vì vậy, các sản phẩm dạng này luôn đa dạng về hình thức, giá thành cũng như chất lượng âm thanh. Trong hình là bộ DAC dùng IC cổ TDA1541, được một người chơi ở Hà Nội mang đến giao lưu.
Những mẫu loa, DAC tại hội chơi hôm qua có ngoại hình và chất âm không thua kém sản phẩm thương mại từ các thương hiệu lớn, nhưng thực chất được người chơi tự làm ra. Giá mua linh kiện có thể dao động từ vài triệu đến vài chục triệu đồng, nhưng cần bỏ nhiều công sức để thiết kế, tính toán, sưu tầm linh kiện và tinh chỉnh cho đến khi ưng ý.
Những mẫu loa, DAC tại hội chơi hôm qua có ngoại hình và chất âm không thua kém sản phẩm thương mại từ các thương hiệu lớn, nhưng thực chất được người chơi tự làm ra. Giá mua linh kiện có thể dao động từ vài triệu đến vài chục triệu đồng, nhưng cần bỏ nhiều công sức để thiết kế, tính toán, sưu tầm linh kiện và tinh chỉnh cho đến khi ưng ý.
"Vất vả nhất là khâu thiết kế, tính toán để dựng mẫu loa phù hợp với sở thích nghe nhạc và không gian sử dụng của mình, nhưng bước tinh chỉnh sao cho đúng ý mới thực sự tốn thời gian", anh Trần Hiếu (bên phải), đến từ Nam Định cho hay.
"Vất vả nhất là khâu thiết kế, tính toán để dựng mẫu loa phù hợp với sở thích nghe nhạc và không gian sử dụng của mình, nhưng bước tinh chỉnh sao cho đúng ý mới thực sự tốn thời gian", anh Trần Hiếu (bên phải), đến từ Nam Định cho hay.
Bộ loa của anh Hiếu sử dụng nhiều vật liệu cao cấp, trong đó có lớp vỏ dạng "kẹp sandwich" với ba lớp nhôm - gỗ - nhôm, đôi loa trebble đến từ Focal giá khoảng 22 triệu đồng, loa trầm khoảng 15 triệu đồng, phần chân đế để đặt loa cũng có giá vài triệu đồng. Tổng số tiền mua linh kiện vào khoảng 60 triệu đồng và chủ nhân cũng mất 6 tháng để hoàn thiện bộ loa này.
Bộ loa của anh Hiếu sử dụng nhiều vật liệu cao cấp, trong đó có lớp vỏ dạng "kẹp sandwich" với ba lớp nhôm - gỗ - nhôm, đôi loa trebble đến từ Focal giá khoảng 22 triệu đồng, loa trầm khoảng 15 triệu đồng, phần chân đế để đặt loa cũng có giá vài triệu đồng. Tổng số tiền mua linh kiện vào khoảng 60 triệu đồng và chủ nhân cũng mất 6 tháng để hoàn thiện bộ loa này.
Cũng có những bộ loa giá chỉ chưa đến 10 triệu đồng, nhưng chất âm được đánh giá khá cao. Theo một người chơi âm thanh lâu năm, cái hay của DIY chính là việc người chơi có thể tự tạo một bộ loa theo đúng sở thích của mình. "Giá trị loa không nằm ở giá tiền, mà là cách phối ghép làm sao ra chất âm hay nhất, và quan trọng nhất là khiến mình cảm thấy vui", anh này chia sẻ.
Cũng có những bộ loa giá chỉ chưa đến 10 triệu đồng, nhưng chất âm được đánh giá khá cao. Theo một người chơi âm thanh lâu năm, cái hay của DIY chính là việc người chơi có thể tự tạo một bộ loa theo đúng sở thích của mình. "Giá trị loa không nằm ở giá tiền, mà là cách phối ghép làm sao ra chất âm hay nhất, và quan trọng nhất là khiến mình cảm thấy vui", anh này chia sẻ.
Các thành viên ban giám khảo đang thẩm âm mẫu loa được mang đến dự thi, với những bản thu âm đặc biệt được lựa chọn để dễ đánh giá, như Cô đơn do Quỳnh Lan thể hiện, L'estate (Summer) và Perhaps, perhaps, perhaps. Đây là cuộc thi mới, nên ngoài việc có giám khảo là người chơi lâu năm có kinh nghiệm, những người có thiết bị mang đến và khán giả cũng có thể tham gia chấm điểm.
Các thành viên ban giám khảo đang thẩm âm mẫu loa được mang đến dự thi, với những bản thu âm đặc biệt được lựa chọn để dễ đánh giá, như Cô đơn do Quỳnh Lan thể hiện, L'estate (Summer) và Perhaps, perhaps, perhaps. Đây là cuộc thi mới, nên ngoài việc có giám khảo là người chơi lâu năm có kinh nghiệm, những người có thiết bị mang đến và khán giả cũng có thể tham gia chấm điểm.
Nhiều thành viên tham dự hào hứng với loa bookself (dạng loa nhỏ gọn, có thể đặt trên giá sách, phòng ngủ, phòng khách nhỏ). Với đặc thù DIY, từng chi tiết như màng loa, phân tầng, vỏ gỗ, cách thức sắp đặt đều được "mổ xẻ". "Với cách làm này, mình có thể tự dựng một bộ loa cho chất lượng âm thanh gần tương đương loa hàng hiệu yêu thích, nhưng giá thành có thể chỉ bằng 1/3", Nguyễn Nam, một người chơi âm thanh DIY chia sẻ.
Nhiều thành viên tham dự hào hứng với loa bookself (dạng loa nhỏ gọn, có thể đặt trên giá sách, phòng ngủ, phòng khách nhỏ). Với đặc thù DIY, từng chi tiết như màng loa, phân tầng, vỏ gỗ, cách thức sắp đặt đều được "mổ xẻ". "Với cách làm này, mình có thể tự dựng một bộ loa cho chất lượng âm thanh gần tương đương loa hàng hiệu yêu thích, nhưng giá thành có thể chỉ bằng 1/3", Nguyễn Nam, một người chơi âm thanh DIY chia sẻ.
Lưu Quý