Cụ thể, tính đến tháng 12/2023, Hàn Quốc có 9.93 triệu hộ gia đình một người tăng hơn 211.000 hộ so với năm 2022.
Điều này đồng nghĩa gần một nửa số người Hàn Quốc đang sống một mình. Cùng với đó, dữ liệu cũng ghi nhận các loại hình hộ gia đình đã trở nên đa dạng hơn. Rất nhiều người Hàn Quốc chấp nhận sống độc thân, nhận con nuôi hoặc sống chung không có hôn thú.
Theo giới tính, tỷ lệ phụ nữ sống đơn thân đã vượt qua nam giới đáng kể với mức 62,3%. Về độ tuổi, hơn 50% là những hộ của người trên 60 tuổi, người trên 70 tuổi chiếm 27,1% và 23,9% là người ở độ tuổi dưới 30.
Dường như kinh tế là một trong những nguyên nhân chính khiến mọi người sống độc thân. Khảo sát cho thấy các hộ gia đình một người thừa nhận phải đối mặt với sự khó khăn khi tìm kiếm một bữa ăn chất lượng (42,6%). Lo lắng tiếp theo là vấn đề bệnh tật và tình huống khẩn cấp 37,6%, cảm giác cô đơn là 23,3%,
Có 25,6% người sống một mình nói họ gặp khó khăn trong việc dọn dẹp nhà cửa, chuẩn bị bữa ăn và mua thực phẩm. Đồng thời, 24,6% hộ gia đình một người nói họ cảm thấy lo âu và 10% sợ đối mặt với tội phạm.
Tỷ lệ gia tăng của hộ gia đình một người cũng nói lên quan điểm và giá trị cuộc sống ở Hàn Quốc.
Hơn 47% người tham gia cuộc khảo sát đồng ý sống độc thân và không kết hôn, tăng 13 điểm phần trăm so với năm 2020. Với câu hỏi Nam và nữ có thể sống cùng nhau mà không kết hôn có 39% người đồng ý.
Bên cạnh đó, khoảng 20% nói họ có thể nhận con nuôi trong khi sống một mình và không kết hôn.
Khảo sát cũng cho thấy giới trẻ Hàn Quốc đang có quan điểm tích cực hơn về việc có con. Tỷ lệ người 30 tuổi và dưới 30 tuổi nói họ có kế hoạch sinh con tương ứng 27.6% và 15.7% tăng 9,4 và 6,8 điểm phần trăm so với năm 2020.
Mặc dù tỷ lệ nam giới tham gia chăm sóc con tăng so với năm 2020 nhưng phụ nữ vẫn phải đảm nhiệm trách nhiệm nhiều hơn trong việc chăm sóc trẻ em. Cụ thể, họ phải chăm sóc bữa ăn, giấc ngủ, khi chúng ốm và tham gia các sự kiện ở trường. Khảo sát nêu, người chồng thường đảm nhiệm việc luyện tập thói quen cho trẻ.
Ngọc Ngân (Theo Korea Herald)