Tại các siêu thị và các chuỗi bán lẻ lớn, máy POS là công cụ thanh toán phổ biến. Tuy vậy thiết bị này thường giới hạn hình thức thanh toán, vấn đề bảo mật và khó tiếp cận với nhà bán hàng nhỏ lẻ. Khắc phục các điểm này, SmartPOS cung cấp bởi SmartPay nhanh chóng đạt số đăng ký lên đến 3.000 tiểu thương, sau khi ra mắt vào tháng 9. Theo đơn vị, con số sử dụng có xu hướng tăng nhanh.
Trước sự nổi lên của kênh mua sắm điện tử, vẫn có những nhóm người tiêu dùng tại yêu thích đến mua tại cửa hàng. Cùng với đó, người dân dần hình thành thói quen thanh toán phi tiền mặt. Đại diện SmartPay cho biết, những yếu tố này dẫn đến sự gia tăng nhu cầu sử dụng máy POS (ước tính lên đến 1,2 triệu thiết bị) trong khi nguồn cung đang chỉ đáp ứng khoảng 30%.
Khác biệt với các loại máy chỉ chấp nhận thanh toán thẻ, SmartPOS hỗ trợ hầu hết phương thức thanh toán hiện đại như thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, quét mã QR, thanh toán chạm... với tốc độ xử lý chỉ vài giây.
Sau khi sử dụng, một chủ quán cà phê tại quận 4, TP HCM nói việc thanh toán qua SmartPOS khá tiện lợi, có thẻ quẹt thẻ, quét mã QR bằng ứng dụng của mọi ngân hàng. Tránh sự phiền toái của việc đếm tiền, lưu trữ hay trả tiền dư.
Anh Tường, chủ cửa hàng hoa tươi tại TP HCM mô tả: "Thiết bị này thu tiền về trực tiếp, đơn giản hơn những máy POS khác là phải chờ đến phiên giao dịch thì tiền mới về tài khoản".
Không chỉ kinh doanh với các sản phẩm truyền thống, nhà bán hàng có thể dùng các dịch vụ đã tích hợp sẵn trên SmartPOS để mở rộng hoạt động mà không tốn thêm chi phí. Ví dụ, đơn vị có thể cung cấp dịch vụ: thanh toán hóa đơn điện, nước, Internet, nạp tiền điện thoại, khoản vay, bán bảo hiểm xe máy... Với dịch vụ mua trước trả sau, trả góp 0%, đơn vị có thể tăng cơ hội bán hàng khi phục vụ nhiều đối tượng khách hàng hơn, từ những người thu nhập cao đến khách hàng giới hạn về tài chính. Nhà bán hàng cung cấp dịch vụ này có thể tăng doanh thu 25-30%, theo tính toán của SmartPay.
Đối với đa số các máy POS trên thị trường, thủ tục đăng ký sử dụng thường khá phức tạp. Điều này đã tạo nên rào cản cho các nhà bán hàng nhỏ lẻ. Để giải quyết, SmartPay tinh giản quy trình đăng ký nhằm tạo ra sự phù hợp với tiểu thương.
Anh Tuấn, chủ quán ăn tại TP.HCM cho biết trước giờ chỉ sử dụng tiền mặt và thỉnh thoảng nhận chuyển khoản, nhưng các phương thức đó cũng bất tiện vì mất nhiều thời gian, còn nếu mua máy POS thì đắt quá. Anh nói: "Dùng SmartPOS mỗi tháng chỉ mất phí thuê khoảng 200.000 đồng mà có thể quẹt thẻ, quét mã QR, phù hợp với việc kinh doanh của tiệm".
Thời gian tới, SmartPay đưa ra nhiều kế hoạch nhằm tăng độ phủ của thương hiệu tại thị trường Việt Nam. Đơn vị hướng đến mục tiêu cung cấp 325.000 thiết bị trong vòng ba năm tới.
Minh Huy
Thành lập vào năm 2019, SmartPay có nhiều hoạt động đầu tư và hỗ trợ cho các nhà bán hàng nhỏ lẻ nâng cao khả năng cạnh tranh. Đến tháng 9, đơn vị có tổng nguồn vốn đầu tư đến 865 tỷ đồng; SmartPay liên tục phát triển các sản phẩm mới cũng như liên kết với các đối tác tài chính hàng đầu nhằm mang đến nhiều giải pháp tài chính. Các dịch vụ gồm: chấp nhận thanh toán quét mã QR qua hầu hết ứng dụng ngân hàng. Gần đây nhất SmartPay mở rộng hợp tác chấp nhận thanh toán quét mã thông qua VIB; hợp tác cùng nhiều đơn vị giúp tiểu thương tiếp cận với nguồn vốn mà không cần tài sản đảm bảo, trả góp 0% lãi suất...