Với tiêu chí "học nhanh, kiếm tiền sớm", mọi hoạt động của FUNiX đều hướng tới phát triển cơ hội việc làm cho sinh viên ngay từ khi đang học những học kỳ đầu.
Theo đó, từ vòng phỏng vấn, sinh viên đã được nhà trường tư vấn nghề nghiệp để xác định lộ trình học tập phù hợp. Ban cố vấn nghề nghiệp của nhà trường sẽ tìm hiểu về mục tiêu học tập của sinh viên, tư vấn các kỹ năng cần phát triển nếu muốn trở thành kỹ sư phần mềm.
Trong suốt quá trình học tập, nhiều chương trình chia sẻ, định hướng nghề giúp sinh viên bám sát được các xu thế phát triển của nghề lập trình. Tại xDay - chương trình gặp gỡ định kỳ hàng tháng của Đại học FUNiX, sinh viên có cơ hội lắng nghe chuyên gia chia sẻ những kiến thức thực tiễn như: kỹ năng viết CV và phỏng vấn, kỹ năng tìm việc hiệu quả.
Những xu hướng nghề như cơ hội lập trình viên blockchain, tương lai của các ngành công nghệ cao như VR, robotics, AI… cũng được bật mí để sinh viên có định hướng tốt hơn trong quá trình phát triển nghề nghiệp.
Tuy nhiên, hỗ trợ hướng nghiệp hiệu quả nhất xuất phát từ chính chương trình đào tạo thực tiễn của nhà trường. Với nội dung học sát thực tế, bài tập thực hành được xây dựng theo các dự án mà lập trình viên sẽ tiếp cận trong tương lai, sinh viên không bị bỡ ngỡ khi va chạm với yêu cầu công việc sau khi ra trường.
Mentor Bùi Quang Hiếu, quản trị dự án tại FPT Software nhận định: "Đối với sinh viên FUNiX, những bài tập về thực hành làm web, thiết kế chương trình đã làm tại trường hoàn toàn có thể đưa vào CV, vì những yêu cầu của các ASM này cũng rất sát với công việc của các em".
Gia nhập FUNiX, sinh viên được phát triển network nghề nghiệp với cộng đồng công nghệ. Tại các group facebook của nhà trường như cộng đồng sinh viên (xTer), cộng đồng mentor; những cơ hội việc làm, chương trình tuyển dụng trong ngành công nghệ liên tục được sinh viên và mentor chia sẻ. Sinh viên còn được chia sẻ ý tưởng start-up, kêu gọi bạn học cùng tham gia.
Trong network này, các mentor đồng thời là nhà quản lý và tuyển dụng của các công ty, tập đoàn lớn trong ngành Công nghệ thông tin cũng sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ định hướng nghề nghiệp cho sinh viên. Anh Mai Quốc Thành, kỹ sư dầu khí 35 tuổi chuyển nghề thành lập trình viên sau một năm học FUNiX chia sẻ: "Ngoài hướng dẫn và giúp đỡ trong quá trình học, các mentor còn là những người hướng nghiệp cho tôi. Các anh không chỉ là thầy mà còn là những người anh, người đồng nghiệp thân thiết".
Mentor cũng có thể tuyển dụng sinh viên bất cứ lúc nào thấy phù hợp. Nguyễn Nam Hiếu, sinh viên FUNiX khóa 2016 có kết quả học tập xuất sắc đã được chính mentor hướng dẫn tuyển dụng vào công ty ngay khi đang học chứng chỉ 2. Gần đây, sinh viên Vũ Quang Ngọc cũng vừa trở thành nhân viên một công ty công nghệ do mentor tuyển dụng.
Bên cạnh những network công việc do chính sinh viên và mentor kết nối, nhà trường còn có thỏa thuận hợp tác với nhiều công ty công nghệ để đảm bảo đầu ra cho sinh viên. Theo đó, FUNiX ký kết với FPT Software - một trong những công ty phần mềm lớn nhất Việt Nam để cùng hợp tác xây dựng chương trình theo hệ cử nhân nhằm tạo nguồn nhân viên dự bị sau 3 học kỳ đầu tiên. Theo đó, sinh viên đảm bảo có việc làm tại FSoft sau khi hoàn thành 3 chứng chỉ đầu.
Ra đời năm 2015, Đại học trực tuyến FUNiX thuộc hệ thống FPT Education hiện có gần 2.000 sinh viên đến từ 13 quốc gia, nhiều độ tuổi. FUNiX mở ra hướng đi thuận lợi hơn cho sinh viên theo ngành Công nghệ thông tin, tạo cơ hội cho những bạn trẻ đam mê công nghệ sớm trở thành lập trình viên.
FUNiX đang tuyển sinh ngành Kỹ sư phần mềm với nhiều học bổng giá trị. Tìm hiểu về hình thức tuyển sinh và thủ tục nhập học FUNiX tại đây.
Nguyên Chương