Theo thống kê của Bộ Lao động, Thương binh & Xã hội, cuối quý một năm 2019, có khoảng 135.000 người có trình độ đại học trở lên thất nghiệp. Trong số này, có những người đã chọn các ngành được xem là "hot", trường đại học có thương hiệu. Thậm chí, nhiều em từng là học sinh có kết quả học tập xuất sắc ở bậc phổ thông.
Một trong những nguyên nhân lớn của việc "đứt gánh giữa đường" là do các bạn trẻ chọn sai đường. Chỉ khi bước chân vào trường nào đó các em mới dần hiểu mình thuộc hay không thuộc về nơi này.
"Người ta sẽ dễ thành công hơn nếu làm một nghề mà mình đam mê. Nhưng đam mê không tự nhiên xuất hiện, mà do sự khơi gợi của cha mẹ, do những trải nghiệm qua môi trường có khả năng truyền cảm hứng, giúp các bạn trẻ khám phá cái tôi cũng như giới hạn của chính mình", Phó giáo sư, Tiến sĩ Phạm Mạnh Hà, chuyên gia tâm lý hướng nghiệp (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho biết.

Anh Dương Tuấn Anh (ngoài cùng bên trái) và chị Nguyễn Thu Hà (giữa) chia sẻ trong một sự kiện của RMIT.
Câu chuyện của hai trong số các cựu sinh viên Đại học RMIT tại một sự kiện chia sẻ về lựa chọn của bản thân là ví dụ điển hình. Hai cựu sinh viên đó là Dương Tuấn Anh, từng là giám đốc Sáng tạo tại Tonkin Media và hiện là Content Manager tại Garena thuộc tập đoàn SEA Group và Nguyễn Thu Hà, Biên tập viên Trung tâm tin tức VTV 24 - Đài truyền hình Việt Nam.
Dương Tuấn Anh đã bỏ dở việc học ở một trường đại học công lập, trong khi đó Nguyễn Thu Hà lại từ chối cơ hội học tập ở một trường đại học trong nước mà mình đủ điều kiện nhập học để chọn Đại học RMIT.

RMIT có đến 9 chương trình đào tạo thuộc hàng top ngành học đang khát nhân lực.
Hai cựu sinh viên cho biết, họ chọn ngôi trường này vì môi trường học tập truyền cảm hứng, giúp họ khám phá năng lực cá nhân và trang bị những kỹ năng mềm quan trọng bên cạnh kiến thức chuyên môn nền tảng.
Môi trường học tập tạo điều kiện cọ xát với thực tế qua những dự án thật với các công ty đối tác, không mất thời gian vào những môn thuần lý thuyết. Họ được tiếp cận cơ hội nghề nghiệp sớm thông qua những Tuần lễ hướng nghiệp, Hội chợ việc làm... được tổ chức hàng năm tại trường. Đặc biệt, sinh viên được kết nối với doanh nghiệp để thực tập, đi làm ngay từ khi còn đang trên ghế nhà trường.

Sinh viên RMIT cọ xát thực tế và tiếp cận cơ hội nghề nghiệp ngay khi đang đi học.
Những trải nghiệm này tạo cho họ một thái độ sống tự tin, tự chủ và linh hoạt trong môi trường công việc sau này.
"Như vậy, cơ hội thành công chưa chắc đã nằm ở việc chọn ngành học thời thượng mà là chọn môi trường để phát huy tiềm năng của bản thân. Ngành 'hot' thì có ở nhiều cơ sở đào tạo, nhưng môi trường giúp các bạn trẻ phát huy được nội lực để tự bứt phá và thành công thì không phải nơi nào cũng sẵn có", Tiến sĩ Phạm Mạnh Hà khẳng định.
Thế Đan