Sếp làm vậy có đúng luật không?
Luật sư tư vấn
Theo quy định tại Pháp lệnh số 08/2008/PL-UBTVQH12 sửa đổi Điều 10 của Pháp lệnh dân số 06/2003/PL-UBTVQH11: Mỗi cặp vợ chồng, cá nhân "quyết định thời gian và khoảng cách sinh con" trong việc thực hiện cuộc vận động dân số và kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản.
Theo đó, mỗi cặp vợ chồng, cá nhân có quyền tự quyết định thời gian sinh con và khoảng cách sinh con. Như vậy, trường hợp người sử dụng lao động yêu cầu người lao động phải viết cam kết như trên đã vi phạm đến quyền thực hiện kế hoạch hóa gia đình của công dân.
Việc người sử dụng lao động yêu cầu lao động nữ cam kết không mang thai đã can thiệp, cản trở quyền tự do quyết định thời điểm sinh con của cá nhân. Đây là hành vi vi phạm pháp luật, ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của người lao động. Do đó, dù người lao động có đồng ý ký vào bản cam kết không mang thai khi làm việc, văn bản này cũng không có giá trị pháp lý.
Như phân tích trên, bản cam kết này không có giá trị pháp lý. Trong quá trình làm việc, người lao động vẫn có quyền lựa chọn thời điểm mang thai của mình, kể cả trường hợp, trước đó đã ký cam kết với cấp trên. Người lao động vẫn được hưởng những chế độ nhằm bảo vệ thai sản cho lao động nữ mang thai theo quy định tại Bộ luật Lao động mới 2019.
Luật sư Hà Thảo
Công ty Luật Hà Nội VDT