Là một đơn vị hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu thép tại Hà Nội, ông Lê Quốc An, Giám đốc doanh nghiệp cho biết mỗi tháng bộ phận kế toán phải chi hàng chục triệu đồng phí chuyển tiền.
"Chúng tôi phải trả nhiều loại phí, cả chính thức và không chính thức. Chưa kể, có những khoản chi phí tưởng như nhỏ nhưng tần suất sử dụng nhiều, ví dụ như phí chuyển khoản", ông Lê Quốc An trình bày.
Theo đại diện Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Nam Á (SeABank), phí chuyển tiền của ngân hàng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như số tiền, dịch vụ sử dụng, loại tiền giao dịch, địa lý, chuyển nội tỉnh hay khác tỉnh.
Cách tính của mỗi ngân hàng lại khác nhau, doanh nghiệp phải chi thêm trung bình từ 1.100-11.000 đồng cho một lần giao dịch. Những khoản phí này chiếm một phần không nhỏ trong chi tiêu của doanh nghiệp.
Sau một thời gian dài đồng loạt tăng mức phí chuyển tiền liên ngân hàng, hiện nay, một số nhà băng bắt đầu giảm một phần hoặc miễn phí hoàn toàn cước chuyển tiền. Động thái này nhằm hỗ trợ và thu hút tiền gửi kỳ hạn ngắn từ khách hàng doanh nghiệp.
"Tại SeABank, thay vì tính phí riêng lẻ từng dịch vụ, chúng tôi áp dụng nhiều gói combo ưu đãi khác nhau để doanh nghiệp lựa chọn, phù hợp với nhu cầu", đại diện SeABank nói.
Ngân hàng tung 2 gói hỗ trợ với nhiều dịch vụ như: ngân hàng điện tử (SeANet), dịch vụ SMS, dịch vụ nộp thuế điện tử, thẻ ghi nợ visa business, thanh toán hóa đơn chỉ với một lần đăng ký.
SeABank miễn hoàn toàn các loại phí: đăng ký và sử dụng SeANet; chuyển tiền trong nước trên SeANet; sử dụng dịch vụ SMS; chuyển tiền nộp thuế điện tử; phí phát hành và phí thường niên thẻ ghi nợ Visa Business; dịch vụ thanh toán hóa đơn.
"Trong bối cảnh doanh nghiệp phải gánh nhiều phí giao dịch tài chính thì việc ngân hàng tung ưu đãi như miễn phí như chuyển tiền, phí nộp thuế điện tử, thanh toán hóa đơn giúp làm giảm đáng kể phụ phí", đại diện nhà băng nói.
Thành Dương