-
9h02
Tôi muốn đăng ký tiêm vaccine Covid-19 thì liên hệ thế nào? Trường hợp tôi chưa thuộc diện ưu tiên tiêm miễn phí nhưng có nhu cầu tiêm sớm, thì có thể tiêm dịch vụ và tự trả tiền không? (độc giả 45 tuổi ở phường 10, quận Gò Vấp, TP HCM)
Khi đăng ký thì chúng ta cần đăng ký trên cổng thông tin tiêm chủng quốc gia, địa chỉ tiemchungocovid19.gov.vn. Có thể đăng ký theo hình thức cá nhân hoặc tập thể. Các phường xã hiện tại gửi thông tin để ghi nhận người dân đăng ký. Theo như hiện nay thì ta chưa áp dụng dịch vụ, trước mắt vaccine hoàn toàn miễn phí, theo lịch sắp xếp từng phường xã, ta tiêm.
Ta không chọn loại vaccine để tiêm chủng. Các vaccine về Việt Nam đều có hiệu quả bảo vệ cao, không vì vaccine này hay vaccine kia mà lựa chọn mà dẫn tới khó khăn cho phân bổ vaccine.
-
9h03
Bố tôi trên 65 tuổi, nếu muốn đăng ký tiêm vaccine thì đăng ký ở đâu và có được lựa chọn loại vaccine để tiêm không? (Trịnh Hoàng Phương Vu, 46 tuổi, Phường 12, Quận 11, TPHCM)
Chúng ta có thể trực tiếp bằng thao tác trên cổng thông tin điện tử tiêm vaccine hoặc tải hồ sơ sức khỏe để đăng ký để đăng ký hoặc đăng ký hộ. Và chúng ta không được lựa chọn vì mỗi buổi tiêm chỉ có một loại vaccine để tránh nhầm lẫn.
-
9h06
Vợ tôi đang có thai, vậy tiêm vaccine Covid-19 được không ? Nếu có, mang thai đến tháng thứ bao nhiêu tiêm thì tốt nhất? (Nguyễn Văn Chờ, 31 tuổi, Châu Thành, An Giang)
Phụ nữ có thai là một trong những đối tượng nguy cơ cao, nếu nhiễm Covid-19 thì bệnh cảnh có thể nặng và ảnh hưởng đến thai nhi.Vì thế Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xếp phụ nữ mang thai vào diện nguy cơ cao và được ưu tiên tiêm vaccine. Tuy nhiên việc ưu tiên này chỉ thực hiện ở vùng nguy cơ cao. Ở vùng ít nguy cơ, các vaccine này chưa có nhiều dữ kiện lâm sàng liên quan đến phụ nữ mang thai và cho con bú nên hiện vẫn triển khai ở mức thận trọng. Chưa có nghiên cứu cụ thể nào về việc tiêm ở giai đoạn nào của thai kỳ là tốt nhất. Những người ở vùng dịch, hay tiếp xúc với người mắc Covid-19
-
9h06
Người nước ngoài đang thường trú tại Việt Nam có được tiêm vaccine không? (Tư Nguyễn, 30 tuổi, Quận 7, TP HCM)
Người nước ngoài ở Việt Nam cũng được xem như là công dân ở Việt Nam, được Chính phủ lưu tâm và để ý. Song trên phần mềm đăng ký chưa có tiếng nước ngoài nên khi đăng ký phải đăng ký tiếng Việt và nếu nhập hộ chiếu có thể bị lỗi. Về nguyên tắc, chúng ta không hạn chế tiêm và người nước ngoài nên đăng ký theo tổ chức để thuận tiện hơn. Ngoài ra, người nước ngoài ở Việt Nam có thể thông qua kênh Đại sứ quán để tiếp cận vaccine.
-
9h08
Tôi đang cho con bú, có nên tiêm vaccine hay không? Nếu tiêm có ảnh hưởng gì tới con không? Vậy trong các vaccine Covid-19 đang có, loại nào phù hợp người cho con bú, khi tiêm thì mẹ có nên ngưng cho con bú hay không? (Lê Thị Thu Hồng, 31 tuổi, Quận 11, TP HCM)
Hiện tại người ta thấy rằng các vaccine dưới dạng mRNA, có Moderna và Pfizer, khi dùng tiêm cho phụ nữ mang thai, có thể có miễn dịch và đào thải miễn dịch qua sữa. Tuy nhiên, miễn dịch của mẹ có tác dụng hay ảnh hưởng cho trẻ em hay không, thì chưa đánh giá cụ thể, vì đánh giá rất khó, triệu chứng ở trẻ mơ hồ. Cho nên người ta nói rằng nên sử dụng vaccine cho bà mẹ cho con bú. Tuy nhiên thời điểm bảo vệ và tác dụng vaccine với em bé, thì chưa có dữ liệu gì. Vì vậy chưa có hướng dẫn gì.
Chúng tôi khuyến cáo rằng, không triển khai tiêm cho phụ nữ có thai và cho con bú, vì đây là đối tượng thận trọng. Nhưng trong bối cảnh vùng dịch thì khuyến cáo tiêm, vì 2 đối tượng này thuộc diện nguy cơ cao. Các vaccine mRNA đã có dữ kiện lâm sàng một phần thì cho thấy tiêm được.
Còn vaccine J&J chưa được đánh giá cụ thể cho phụ nữ con bú, song công nghệ không quá mới, đã áp dụng cho vaccine Ebobla. Song dữ kiện lâm sàng chưa đủ để ta khuyến cáo. -
9h12
Trẻ em từ độ tuổi nào thì có thể tiêm phòng được vaccine Covid-19? (Nếu có), vaccine nào có thể tiêm cho trẻ con, bao giờ trẻ con VN được tiêm chủng. Những khuyến cáo khi tiêm cho trẻ em như thế nào? (Trần Phương Linh, 31 tuổi, Cẩm Khê, Phú Thọ)
Hiện tại chỉ có vaccine Pfizer đã có thử nghiệm lâm sàng ở người từ 12 đến 18 tuổi. Hãng cũng đã thử nghiệm cho nhóm dưới 12 tuổi. Tại Mỹ, vaccine này được yêu cầu bổ sung đối tượng cho thử nghiệm lâm sàng trước khi FDA Mỹ thông qua cho nhóm trẻ nhỏ hơn. Tuy nhiên vaccine đủ độ an toàn để tiêm cho trẻ em. Tại Việt Nam hiện chưa tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ em vì số lượng vaccine của ta còn hạn chế, cần nhắm đến đối tượng nguy cơ cao hơn. Bên cạnh đó, trẻ em nếu mắc Covid-19 thường có triệu chứng, biến chứng nhẹ hơn rất nhiều so với người lớn mắc bệnh. Tỷ lệ bệnh nhi mắc Covid-19 trở nặng và tử vong ở nước ta chưa có. Vaccine đầu tiên cần nhắm đến đối tượng cần bảo vệ. Chính phủ Việt Nam đã đàm phán để có 20 triệu liều vaccine Covid-19 cho trẻ em. Khi ấy chúng ta sẽ tiêm cho trẻ em, để bảo vệ cộng đồng.
-
9h12
-
9h15
Bác sĩ có thể nói rõ đối tượng nào trì hoãn tiêm chủng, đối tượng nào không được tiêm chủng và đối tượng nào phải cẩn trọng khi tiêm chủng?
Những người thế nào được coi là bị suy giảm khả năng đáp ứng miễn dịch? Có chỉ số cụ thể không?
Người có bệnh nền nặng là bệnh gì? Thế nào là nặng?
Về vấn đề dị ứng, nhiều người không biết mình có bị dị ứng với bất kỳ dị nguyên nào hay không, và họ muốn đi kiểm tra dị ứng trước khi tiêm vaccine. Vậy, cơ sở tiêm chủng vaccine có hỗ trợ test dị ứng không, hay phải đi đến đâu để kiểm tra?
(Nguyễn Anh Toàn, 56 tuổi, Hà Nam)
Thực ra nếu trình bày đầy đủ thì Bộ Y tế đã có quyết định 2995 phân loại đối tượng tiêm chủng. Không được tiêm chủng thì có một tiêu chí quan trọng nhất, chính là người có phản vệ độ 2 trở lên, với bất cứ tác nhân nào. Còn đối tượng thuộc nhóm trì hoãn, trong đợt này không thể tiêm được, thuộc về các bệnh cấp tính như đang sốt cao, nhiễm trùng, sử dụng corticoid liều cao, xạ trị... những người đó phải trì hoãn, cho đến khi các dấu hiệu cấp tính qua đi thì tiêm được.
Những người dị ứng nhẹ thôi, không đến mức độ phản vệ, những trường hợp có bệnh lý nền, có thai, cho con bú, thì có thể xếp vào nhóm trì hoãn, cẩn trọng. Những trường hợp này cần đưa đến bệnh viện để tiêm và theo dõi sát sao, thận trọng.
Phản vệ độ 2 bao gồm cả các dấu hiệu dị ứng ngoài da như nổi mề đay dày toàn người và kèm theo phù mặt, khó nói, khò khè (do phù thanh quản), khó thở, khó thở cao hơn, có biểu hiện bất thường khác là đau bụng. Người có tất cả những dấu hiệu này thì xếp vào phản vệ độ 2. Và cứ phản vệ độ 2, từ hai nhóm triệu chứng trở lên, ngoài các triệu chứng ở da thì thêm các triệu chứng khác nữa sẽ chống chỉ định tiêm chủng vaccine Covid-19.
-
9h18
Về vấn đề dị ứng, nhiều người không biết mình có bị dị ứng với bất kỳ dị nguyên nào hay không, và họ muốn đi kiểm tra dị ứng trước khi tiêm vaccine. Vậy, cơ sở tiêm chủng vaccine có hỗ trợ test dị ứng không, hay phải đi đến đâu để kiểm tra?
Trong tiêm chủng vaccine nói chung và vaccine Covid-19 nói riêng, Bộ Y tế Việt Nam, WHO, Hiệp hội tiêm chủng Mỹ và nhiều cơ quan y tế trên thế giới không khuyến cáo test dị nguyên với tiêm vaccine và kể cả vaccine Covid-19.
Khi tiêm chủng, chúng ta thường khai thác tiền sử như người tiêm sẽ kể ra tình huống người ta từng gặp phải. Từ đó, bác sĩ sẽ đánh giá có nên tiêm hay không. Vì muốn test dị nguyên chuẩn phải dựa vào thành phần của vaccine và cần nhiều thời gian. Chưa kể, test dị nguyên cũng không khẳng định người tiêm sẽ có phản ứng với vaccine đó hay không. Và nếu có phản ứng khi test thì cũng không chứng minh được khi tiêm thực sự sẽ chắc chắn xảy ra phản ứng.
Đặc biệt test dị nguyên sẽ tiêm trong da (không đúng với chỉ định tiêm vào bắp của nhà sản xuất). Do đó, khi test dị nguyên tiêm dưới da là làm sai khác, không được nhà sản xuất cho phép thì khi xảy ra phản ứng, phản vệ thì đó là lỗi của đơn tổ chức tiêm chủng.
Tóm lại, không dùng test dị nguyên để test dị ứng vaccine.
-
9h24
Vaccine triển khai tiêm tại những cơ sở nào? Làm sao để đảm bảo tình trạng không tụ tập đông người trong thời gian sàng lọc trước tiêm và theo dõi 60 phút sau tiêm? (Nguyễn Kim Ngân, email: kimnvt@gmail.com)
Điều này hết sức quan trọng. Chúng ta nhớ rằng tiêm Covid-19 xảy ra đúng thời kỳ đang xảy ra dịch Covid-19 nên các tỉnh có dịch sẽ ưu tiên phân bổ nhiều vaccine hơn. Như vậy tiêm chủng tại các vùng đang có dịch sẽ nhiều nguy cơ hơn.
Chương trình tiêm chủng khuyến cáo nên giãn cách tại điểm tiêm như tổ chức tiêm tại xã, phường, sử dụng thêm hội trường lớn. Khoảng cách giữa các người tiêm cần đảm bảo 2m, điều phối hợp lý để không có tình trạng dồn ứ.
Khi đăng ký, người dân cần điền tất cả thông tin mà hệ thống yêu cầu. Khi đến điểm tiêm người tiêm không cần khai thêm bất cứ điều gì. Lúc đến điểm tiêm, bác sĩ chỉ cần hỏi thêm vài câu, đo huyết áp, nhiệt độ, nhịp tim, khám sàng lọc tình trạng sức khỏe. Từ đó bác sĩ sẽ quyết định có đủ điều kiện để tiêm hay không.
Cách làm tốt nhất là chuẩn bị mọi thứ trước khi đến điểm tiêm. Khi đi vào tiêm cần đảm bảo khoảng cách, đảm bảo không ai nói chuyện với ai. Đây là cách để không xảy ra dồn ứ, không tụ tập đông người.