Theo chuyên gia tài chính Lâm Minh Chánh - Chủ tịch Học viện Kinh doanh và Tài chính BizUni, tiết kiệm là yếu tố quan trọng để tạo ra quỹ tài chính cá nhân. Tuy nhiên, nhiều người chưa làm tốt việc tiệt kiệm. Khi có thu nhập, họ thường sử dụng tiền theo ý muốn, còn lại bao nhiêu mới để tích lũy.
"Người quản trị tài chính cá nhân tốt là người tiết kiệm trước khi sử dụng. Mỗi khi có tiền, mọi người nên giữ lại 10-15% để đưa vào quỹ tài chính cá nhân, 15-35% cho nhu cầu thiết yếu. Cuối cùng mới phân bổ vào các quỹ khác", ông Chánh nói.
Một số khảo sát về mức độ tích lũy của các nước trong khu vực châu Á và trên thế giới cho thấy người Việt xếp hạng thấp về mức độ tiết kiệm. Cụ thể người Việt hay chi tiêu nhiều hơn thu nhập, mà theo ngôn ngữ của người làm tài chính là "dòng tiền âm".
Còn chuyên gia tài chính độc lập Phan Dũng Khánh - Giám đốc Tư vấn Đầu tư Maybank Investment Bank, nêu quan điểm với những người có dòng tiền đi vào lúc nào cũng ít hơn các khoản chi ra thì chuyện tiết kiệm là vấn đề vô nghĩa.
"Cũng giống như chiếc bụng đói, chúng ta lúc nào cũng phải lấp đầy bụng trước sau đó mới nghĩ đến việc để dành tiền", ông Khánh nói.
Các chuyên gia cho rằng, để tăng tiền tích lũy hàng tháng, mọi người cần phải kiếm tiền nhiều hơn, làm việc để có mức thu nhập cao và cần có thêm nguồn tiền bổ sung khác. Thế giới 4.0 đem tới nhiều cơ hội để mọi người có thể làm thêm và kiếm tiền, chỉ cần có nỗ lực. Trong thực tế, nhiều người làm nghề tay trái nhưng vẫn có thu nhập tốt hơn nghề chính.
Chuyên gia Lâm Minh Chánh nhấn mạnh kỷ luật bản thân là yếu tố quan trọng trong việc tiết kiệm và quản lý chi tiêu. Khi đủ kỷ luật để đưa bản thân vào thế bắt buộc, chủ động, mọi người sẽ bắt đầu tích lũy đều đặn. Nếu có thu nhập 20-25 triệu đồng, mỗi tháng nên để dành hai triệu đồng, mỗi năm sẽ có 24 triệu đồng đưa vào quỹ tài chính cá nhân. Bên cạnh đó, cần chọn kênh đầu tư để tăng trưởng quỹ tài chính cá nhân nhằm nâng cao tài sản ròng hoặc đạt mục tiêu tài chính.
Theo chuyên gia, mọi người nên bỏ ra 3 tháng để ghi nhận lại tất cả chi tiêu sau đó liệt kê, phân chia thành từng loại như nhu cầu thiết yếu, tiện nghi quan trọng, hưởng thụ, giáo dục, trả nợ... Sau khi xem xét các khoản chi, mọi người nên hạn chế những khoản không ảnh hưởng gì đến cuộc sống. Những khoản mua sắm mà ít khi dùng đến ... nên được cắt bỏ.
Bên cạnh đó, mọi người cũng cần tạo một thói quen dành dụm đều đặn. Chuyên gia Phan Dũng Khánh ví dụ một cách hiệu quả là sử dụng ứng dụng ngân hàng gửi tự động. Khi có một khoản thu nhập, ngân hàng sẽ tự động trích tiền theo cài đặt sẵn có, giúp mọi người tránh tiêu sài lãng phí và cân nhắc nhiều hơn khi chi tiền.
"Ngoài kế hoạch ngắn hạn, mọi người cần đặt mục tiêu trong dài hạn, lập các kế hoạch dự phòng trong những tình huống bất ngờ xảy ra", ông Khánh chia sẻ
Các cách để tiết kiệm tiền, đầu tư sinh lời hiệu quả hay mẹo quản lý tài chính cá nhân thông minh sẽ được chuyên gia Phan Dũng Khánh và Lâm Minh Chánh chia sẻ chi tiết trong chuyên đề "Quản lý tài chính cá nhân hiệu quả", phát sóng trên nền tảng eBox từ ngày 29-31/3. Cả hai chuyên gia đều có nhiều năm kinh nghiệm đầu tư tài chính, lãnh đạo nhiều doanh nghiệp lớn và là diễn giả được nhiều người yêu mến.
Qua 8 video được công chiếu trong 2 ngày 29-30/3, độc giả sẽ tiếp cận cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả và chi tiêu thông minh trong thời kỳ lạm phát. Các nhà đầu tư mới cũng sẽ hiểu rõ thị trường tài chính, cách quản lý rủi ro... Buổi livestream diễn ra ngày 31/3 giúp độc giả trực tiếp đặt câu hỏi, giải đáp các thắc mắc về tài chính cá nhân.
Từ nay đến 26/3, giá vé ưu đãi còn 199.000 đồng. Độc giả nhanh tay đăng ký trước khi mức giá tăng cao hơn là 319.000 đồng.
Đăng ký vé eBox tại đây. |
Tâm Anh