Luôn khăng khăng với cháu rằng "Ông bà đúng, bố mẹ sai"
Tạp chí quốc tế về Nghiên cứu và Phát triển giáo dục nhận thấy rằng quyền của cha mẹ là công cụ cần thiết trong quá trình nuôi trẻ. Bất cứ một đánh giá, nhận định tiêu cực nào từ ông bà đều không giúp cha mẹ làm gương cho con. Trong một số trường hợp xấu, điều này còn làm suy yếu trầm trọng niềm tin giữa cha mẹ và con cái.
Theo một nghiên cứu, trẻ dễ bị tác động bởi thế giới bên ngoài. Thế giới quan và giá trị của trẻ lúc này còn rất mỏng, vì thế, đây là giai đoạn mà chúng không nên đối mặt với những quy tắc mâu thuẫn. Nếu cha mẹ dạy con một đằng, ông bà lại dạy một khác, điều này dẫn đến sự bất hòa, làm phức tạp hóa quá trình học tập, tiếp thu của trẻ.
Chiều trẻ vô lối
Nhiều ông bà mua đồ chơi bừa bãi cho cháu. Cha mẹ hiểu rõ trẻ có đồ chơi nào và thực sự cần đến món đồ chơi nào. Thêm vào đó, khi bị từ chối mua một món đồ gì đó, bố mẹ dạy cho trẻ giá trị về đồng tiền và làm thế nào để chi tiêu tiền hợp lý nhất. Trong khi đó, ông bà thường chiều cháu và mua đồ chơi bừa bãi, thích gì mua nấy. Điều này vô tình tạo cho trẻ tâm lý bất mãn, không hài lòng khi không được đáp ứng.
Nhiều ông bà khác lại cho cháu ăn kẹo bánh vô tội vạ. Báo cáo khoa học từ Hiệp hội Tim mạch Mỹ chỉ ra, trẻ 2-18 tuổi chỉ nên ăn hoặc uống dưới 6 thìa cafe đường bổ sung hàng ngày.
Trẻ em không bao giờ quan tâm đến kết quả của các nghiên cứu khoa học, vì vậy, cha mẹ cần phải theo dõi cẩn thận tình trạng dinh dưỡng của trẻ. Khi ông bà lén cho cháu ăn kẹo, họ có thể khiến trẻ vui thích, nhưng đồng thời, điều đó có thể gây ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của bé.
Không đề cao quyền cá nhân của trẻ
Nhiều cha mẹ sợ gửi ảnh con cho ông bà, vì người già thường đăng ảnh cháu lên mạng xã hội để "khoe". Thế hệ cũ không quen thuộc với các công nghệ thông tin hiện đại, họ không hình dung được việc tất cả mọi người có thể đều thấy tấm ảnh đó. Trong khi đó, cha mẹ ý thức được điều này và hiếm đưa hình ảnh riêng tư của con lên mạng xã hội một cách bừa bãi.
Ông bà còn hay có thói quen kể những chuyện của cháu mình với bạn bè, người quen, đôi khi cả những bí mật "chỉ gia đình biết với nhau" cũng được họ đem ra kể. Điều này phần nào cho thấy sự không xem trọng quyền cá nhân của đứa trẻ.
Khen cháu "vô tội vạ"
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc khen ngợi trẻ quá mức có thể dẫn đến sự thiếu động lực. Thông thường, ông bà sẽ luôn nhấn mạnh sự quan tâm, chú ý của họ vào những điểm tốt của cháu và đôi khi khen cháu vô tội vạ. Ví dụ, chỉ cần cháu ăn một thìa cơm, ông bà sẽ nói: "Ôi cháu giỏi quá". Chính những điều này vô tình sẽ giết chết động lực cần phải ngoan hơn, ý thức hơn của trẻ.
Không tuân thủ giấc ngủ khoa học
Vì nuông chiều cháu, đôi khi ông bà có thể cho phép chúng đi ngủ muộn, thậm chí không cần nghỉ trưa sau bữa ăn. Trong khi đó, các nhà khoa học khuyên rằng trẻ mẫu giáo nên ngủ 10-13 giờ mỗi ngày, trong khi với thanh thiếu niên thì đó là 8 giờ. Thiếu ngủ có thể dẫn đến các bệnh lý nghiêm trọng như tiểu đường, hoạt động của não...
Cho phép trẻ xem tivi cả ngày
Truyền hình đóng một vai trò quan trọng với cuộc sống của con người hiện nay. Đối với trẻ, đây không đơn thuần là một phương tiện giải trí, mà còn là cách để tìm hiểu, khám phá thế giới. Tuy nhiên, mọi thứ đều cần có giới hạn. Đôi khi, ông bà quên đi giới hạn hợp lý, cho trẻ xem "quên giờ giấc". Các nhà khoa học chỉ ra rằng không nên xem tivi quá 2 giờ đồng hồ mỗi ngày, bởi chúng có thể gây ra hiện tượng huyết áp cao ở trẻ.
Thùy Linh (Theo Brightside)