Mùa Vu Lan cũng là thời điểm rặng thị cổ trên núi Ngọc lúc lỉu màu vàng, tỏa mùi thơm ngào ngạt. Đồ Sơn có 17 cây thị cổ thụ vừa được Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam (VACNE) công nhận là quần thể cây di sản Việt Nam thứ hai, sau quần thể cây đa búp đỏ tại đảo Dấu được công nhận vào năm 2013.
Mùa Vu Lan cũng là thời điểm rặng thị cổ trên núi Ngọc lúc lỉu màu vàng, tỏa mùi thơm ngào ngạt. Đồ Sơn có 17 cây thị cổ thụ vừa được Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam (VACNE) công nhận là quần thể cây di sản Việt Nam thứ hai, sau quần thể cây đa búp đỏ tại đảo Dấu được công nhận vào năm 2013.
Cạnh 17 cây thị cổ thụ có tuổi từ 120 đến 1.000 năm, rừng thị núi Ngọc còn có cả trăm cây thị dưới 100 năm tuổi. “Năm nay, các cụ thị mừng vì vừa được đón nhận Bằng di sản nên cụ nào cụ ấy quả sai trĩu trịt”, người dân trong vùng tán dương.
Cạnh 17 cây thị cổ thụ có tuổi từ 120 đến 1.000 năm, rừng thị núi Ngọc còn có cả trăm cây thị dưới 100 năm tuổi. “Năm nay, các cụ thị mừng vì vừa được đón nhận Bằng di sản nên cụ nào cụ ấy quả sai trĩu trịt”, người dân trong vùng tán dương.
Để hái được những quả thị trên những cụ thị cao 20-40 m, người dân phải sử dụng đến cây giang, cây nứa dài tới 6-7 m. Công việc thu hái thị đòi hỏi phải có sức khỏe tốt và đôi tay khéo léo. Cụ Nguyễn Khắc Thơ, xóm 5, phường Ngọc Xuyên ở cái tuổi 83, nhưng mỗi khi có khách, có con cháu đến chơi cụ lại hái vài trái thị làm quà.
Để hái được những quả thị trên những cụ thị cao 20-40 m, người dân phải sử dụng đến cây giang, cây nứa dài tới 6-7 m. Công việc thu hái thị đòi hỏi phải có sức khỏe tốt và đôi tay khéo léo. Cụ Nguyễn Khắc Thơ, xóm 5, phường Ngọc Xuyên ở cái tuổi 83, nhưng mỗi khi có khách, có con cháu đến chơi cụ lại hái vài trái thị làm quà.
Vốn là công an hình sự của một quận nội thành Hải Phòng, sau vụ tai nạn xe máy cách đây ít năm, anh Lê Hoàng Vũ (38 tuổi) trú tại xóm 6, phường Ngọc Xuyên xin ra khỏi ngành, về quê lao động. Anh Vũ mang giỏ trèo lên hái thị trong vườn nhà. Trong số 17 cây thị cổ được công nhận là cây di sản thì gia đình anh Vũ sở hữu 3 cây, sản lượng ước tính khoảng một tấn quả.
Vốn là công an hình sự của một quận nội thành Hải Phòng, sau vụ tai nạn xe máy cách đây ít năm, anh Lê Hoàng Vũ (38 tuổi) trú tại xóm 6, phường Ngọc Xuyên xin ra khỏi ngành, về quê lao động. Anh Vũ mang giỏ trèo lên hái thị trong vườn nhà. Trong số 17 cây thị cổ được công nhận là cây di sản thì gia đình anh Vũ sở hữu 3 cây, sản lượng ước tính khoảng một tấn quả.
Ông Lê Viết Hạnh (65 tuổi, bố anh Vũ) cho biết, quả thị không chỉ ngọt, thơm, được nhiều gia đình, nhà chùa mua để thờ cúng, làm thơm nhà mà còn rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là nhuận tràng. Hiện trên thị trường một kg quả thị chín có giá 10.000-40.000 đồng tùy mẫu mã.
Ông Lê Viết Hạnh (65 tuổi, bố anh Vũ) cho biết, quả thị không chỉ ngọt, thơm, được nhiều gia đình, nhà chùa mua để thờ cúng, làm thơm nhà mà còn rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là nhuận tràng. Hiện trên thị trường một kg quả thị chín có giá 10.000-40.000 đồng tùy mẫu mã.
Nhiều gia đình không có người thu hái nên thị chín rụng nhiều quanh gốc và dọc lối đi trên núi Ngọc.
Nhiều gia đình không có người thu hái nên thị chín rụng nhiều quanh gốc và dọc lối đi trên núi Ngọc.
Trẻ em trong xóm thường đạp xe lên núi Ngọc nhặt thị.
Chúng cố lựa những quả lành lặn mang về nhà, vừa để ăn vừa để bày cho thơm nhà.
Dưới ánh nắng vàng chiều thu, cụ Nguyễn Thị Si (85 tuổi) nhà ngay gần cụ thị 7 chồi, nâng những trái chín vàng rụng xuống bên con ngõ ngỏ, rồi kể cho con, cho cháu câu chuyện “quả thị đã cứu đói dân làng những năm 40”.
Dưới ánh nắng vàng chiều thu, cụ Nguyễn Thị Si (85 tuổi) nhà ngay gần cụ thị 7 chồi, nâng những trái chín vàng rụng xuống bên con ngõ ngỏ, rồi kể cho con, cho cháu câu chuyện “quả thị đã cứu đói dân làng những năm 40”.
Giang Chinh