Hồ Văn Quán là nơi đầu tiên áp dụng các kỹ thuật bẫy rùa tai đỏ. Theo nhiều người dân, trước kia tại khu vực này có rất nhiều rùa tai đỏ sinh sống. | ||
Ba chiếc bẫy được đặt sát nhau. Một chiếc bẫy đặt chìm dưới nước, chiếc bẫy khác đặt nổi trên mặt nước, một chiếc nữa được điều khiển từ xa... | ||
Chiếc bẫy đặt nổi trên nước được làm thủ công bằng phên tre với nhiều cót ép. Phía trên có một chiếc lồng để hở một khe nhỏ vừa đủ cho rùa tai đỏ chui vào, trong khi đó bên trong bẫy có nhiều loại thức ăn rùa ưa thích (màu vàng), nếu rùa chạm phải thức ăn, chiếc lồng sẽ ụp xuống. | ||
| ||
Trong một thời gian dài, nhiều chú rùa tai đỏ leo lên chiếc bẫy thủ công làm bằng lồng tre, vì nó có bề mặt cho rùa bò lên phơi nắng. Tuy nhiên, do chiếc bẫy làm thủ công, nên nếu rùa tai đỏ có sập bẫy, phải có một người ra gỡ bẫy, bắt rùa và dựng bẫy lên để 'lừa' chú rùa khác. | ||
Tuy nhiên thi thoảng mới có chú rùa tai đỏ 'mon men' lên chiếc bẫy này, và cũng theo nhiều người dân quanh đây, chúng rất ít khi sập bẫy. | ||
Trong khi đó những chiếc bẫy còn lại, không có chú rùa nào mắc bẫy. Theo cơ chế hoạt động, chiếc lồng bẫy bằng nan tre hình như chiếc hom này, rùa sẽ leo lên các nan tre và nếu rùa lọt vào sẽ không ngoi ra được. | ||
Một chiếc lồng mang đậm dấu ấn khoa học kỹ thuật, được điều khiển từ xa, nhưng cũng không có rùa tai đỏ nào sập bẫy trong ngày 25/2. |
Sở Khoa học Công nghệ Hà Nội thử nghiệm đặt bẫy rùa tai đỏ tại hồ Văn Quán. Nếu thành công, những chiếc bẫy kiểu này sẽ được đặt tại hồ Gươm, nơi có rất nhiều rùa tai đỏ. Nhiều chuyên gia cho rằng chính sự xuất hiện quá nhiều rùa tai đỏ tại hồ Gươm đã tranh mất nguồn thức ăn, thậm chí có thể gặm mai của cụ rùa.
Lê Hiếu