Theo Dược sĩ Trần Thanh Long - Công ty TNHH Dược phẩm Egis, từ tháng 2/2020, Covid-19 diễn ra ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của người dân. Một cuộc khảo sát vào tháng 6/2020 từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ với 5.412 người dân Mỹ trưởng thành cho thấy, có đến 40,9% số người được hỏi báo cáo có ít nhất một tình trạng sức khỏe tâm thần có hại hoặc hành vi, thái độ bất thường. Tình trạng bao gồm trầm cảm, lo âu, căng thẳng sau sang chấn, lạm dụng chất gây nghiện.
Tại Trung Quốc, một cuộc khảo sát trên 1.536 nhân viên y tế cho thấy có khoảng 50,7% mắc rối loạn lo âu, 44,7% báo cáo có mất ngủ, 36,1% có các triệu chứng liên quan tới stress. Ngoài ra, một cuộc khảo sát khác trên 2.056 bệnh nhân tại quốc gia này cũng cho thấy một tỷ lệ mắc các triệu chứng lo âu, trầm cảm và mất ngủ lần lượt là 25,5%, 16,9% và 26,2%.
Ông Trần Thanh Long cho biết, hậu quả của sự gia tăng các rối loạn tâm thần kinh tại các quốc gia có thể dẫn đến gánh nặng cho nền kinh tế, hệ thống y tế. Các quốc gia cũng đưa ra nhiều chiến lược để giải quyết vấn đề này. Tại Mỹ, CDC phát hành hướng dẫn quản lý tạm thời triệu chứng hậu Covid-19 ở bệnh nhân. Trong đó, có giải pháp như bác sĩ sẽ hội chẩn để đưa ra kế hoạch cho từng bệnh nhân dựa vào các triệu chứng mắc phải sau Covid-19.
Chuyên gia tạo các mục tiêu để bệnh nhân hiệu quả tốt hơn. Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe, bệnh nhân tiếp tục thảo luận về vấn đề về tiến trình, đánh giá lại mục tiêu cần thiết. Việc quản lý, tối ưu tình trạng bệnh lý cơ bản có thể bao gồm tư vấn về: dinh dưỡng, giấc ngủ, cách giảm căng thẳng, hỗ trợ toàn diện cho bệnh nhân trong suốt quá trình bệnh. Các nhóm hỗ trợ đang kết nối với cá nhân để cung cấp, chia sẻ với những người bị ảnh hưởng bởi Covid-19; phân nhóm bệnh nhân được cân nhắc một cách đặc biệt để chăm sóc.
Vấn đề rối loạn tâm thần kinh liên quan đến Covid-19 tại Việt Nam bao gồm những nguyên nhân gián tiếp do dịch bệnh gây ra hoặc trực tiếp. Điều này thể hiện bằng những biến chứng tâm thần kinh do hậu quả nhiễm virus SARS-COV2 trên bệnh nhân.
Căng thẳng tâm lý rất dễ mắc phải nhưng cũng không quá khó để khắc phục nó. Người mắc cố gắng cải thiện, làm những điều tốt nhất ngay khi bạn bắt đầu cảm thấy chán nản, mệt mỏi, thiếu động lực làm việc, hay lo lắng mơ hồ, mất ngủ. Bạn hãy nhắc nhở bản thân cần nghỉ ngơi, thư giãn giải tỏa tâm lý và tìm đến các cơ sở y tế chuyên môn để chẩn đoán, điều trị kịp thời nếu tình trạng ngày một xấu hơn.
Khi có các dấu hiện rối loạn tâm lý liên quan đến căng thẳng, lo âu, trầm cảm, bạn có thể thực hiện một số trắc nghiệm tâm lý đơn giản tại website http://grapsy.vn
Website gồm các trắc nghiệm tâm lý giúp sàng lọc các rối loạn tâm thần thường gặp như rối loạn lo âu và trầm cảm cho người dùng không phải là cán bộ y tế. Các trắc nghiệm này chỉ có ý nghĩa tầm soát. Việc chẩn đoán xác định nên thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa, bao gồm việc đánh giá mức độ suy giảm chức năng của bệnh nhân.
Dược sĩ Trần Thanh Long
Công ty TNHH Dược phẩm Egis