Tại Cao Bằng - nơi có thể quan sát nhật thực rõ nhất - ông Lương Văn Trường, Phó giám đốc trung tâm dự báo khí tượng thủy văn của tỉnh cho biết mây mù che phủ, không thấy mặt trời, và trời tắt nắng sớm do có núi non che khuất.
Tại Hà Nội, từ 17h30 trở đi trời quang hơn, nhưng vẫn có nhiều mây xung quanh. Vào khoảng 18h20, mặt trời lộ ra như một khối vàng sáng, nhưng vẫn không rõ nét vì bị mây tán xạ, sau đó lặn nhanh chóng.
Lúc 18h40' tại Hà Nội, mặt trời đã lặn chỉ còn một vầng sáng đỏ ối. Ảnh: Hoàng Hà. |
Tại Nghệ An, ông Trần Đăng Sơn, Giám đốc Đài khí tượng thủy văn Bắc Trung bộ cho biết buổi chiều trời trong, mặt trời chói sáng. Nhưng từ 18h trở đi, mặt trời đã lặn dần và đến 18h20 thì chỉ còn vầng sáng hắt lên.
Đến 18h35, thời điểm nhật thực cực đại, Hà Nội đã lên đèn, chỉ còn một vầng sáng đỏ ối ở chân trời.
Tuy nhiên, theo một số nhà thiên văn, không loại trừ khả năng nhiều người có thể nhìn thấy hiện tượng kỳ thú này trong một khoảnh khắc tan mây.
T. An
* Chia sẻ những hình ảnh bạn chụp được về nhật thực tại Việt Nam ngày 1/8 về địa chỉ khoahoc@vnexpress.net.