Theo Daily Telegraph, các chuyên gia tại đây bắt đầu ghép đôi hai con rắn đực và cái có tên lần lượt và Aran và Alpana để giao phối. Đây là nỗ lực nhân giống lần đầu tiên loài rắn độc này sau thử nghiệm thành công năm 2010. Họ cho biết nếu không chú ý, con đực có thể cắn con cái và quá trình giao phối sẽ không diễn ra như mong muốn.
Aran được bắt trong môi trường hoang dã ở Indonesia, có chiều dài 4 m. Quá trình giao phối có thể kéo dài một giờ, sau đó con cái sẽ phớt lờ hoàn toàn con đực. Lúc này, các nhân viên của vườn thú sẽ đưa con đực trở về nơi nuôi nhốt. Nếu giao phối thành công, con cái sẽ đẻ trứng và ấp trứng trong khoảng 60 ngày. Một con rắn có thể đẻ 30 trứng.
Rắn hổ mang chúa được coi là loài "dễ bị tổn thương" vì môi trường sống tự nhiên của chúng đang bị ảnh hưởng và tác động của hoạt động săn bắt. Billy Collett, chuyên gia của Công viên Bò sát Australia, cho biết chương trình nhân giống này rất quan trọng, có thể giúp tăng số lượng cá thể rắn trong môi trường nuôi nhốt.
Rắn hổ mang chúa là loài rắn độc lớn nhất thế giới, có thể phát triển chiều dài gần 6 m. Nọc độc của rắn hổ mang chúa chủ yếu là đầu độc thần kinh. Chúng hoàn toàn có thể khiến người tử vong bằng một vết cắn.
Linh Anh