Máy bay ném bom tàng hình B-2. |
Công trình nghiên cứu này có khả năng làm lỗi thời các loại máy bay tàng hình tân tiến nhất hiện nay như đội máy bay ném bom B-2 trị giá 40 tỷ USD, mới được tung ra lần đầu tiên hai năm trước ở Kosovo, và đội F-177 trị giá 6 tỷ USD.
“Rốt cục, người ta sẽ phải thiết kế lại máy bay tàng hình của mình, hay tìm cách thêm vào các chức năng đối phó”, ông Dan Goure, một cựu quan chức Lầu Năm Góc, nhận xét. Việc này sẽ tiêu tốn hàng tỷ đôla.
Radar có khả năng tàng hình
Loại radar này, được gọi là radar “bị động", có khả năng phát hiện tất cả các loại máy bay mà phi công không hay biết. Với radar truyền thống, phi công biết được họ đang bị bám theo và sẽ có hành động thích hợp. Tại sao vậy?
Radar truyền thống phát đi tín hiệu tần số cao, nên phi công có khả năng phát hiện được vì trong các máy bay, thường có thiết bị ghi sóng. Ngược lại, radar mới, không cần phát đi tín hiệu mà vẫn có thể nghe các sóng radio tần số thấp vốn có sẵn trong bầu không khí, từ những nguồn phát cho ti vi, đài FM và điện thoại di động. “Và vì có nhiều loại máy phát như vậy, nó trở nên rất hữu hiệu”, Giáo sư Hugh Griffiths, ĐH London, nhận định.
Sự đột phá giúp biến radar "bị động" thành hiện thực chính là các máy tính tốc độ cao có thể phân biệt một loạt tín hiệu, nhặt ra các sóng radio phát đi từ các vật thể di động trong không khí. “Nếu họ không chỉ phát hiện sóng bằng cách này, mà còn chuyển các thông tin tới các đơn vị quân sự, phương cách sử dụng không quân của chúng ta sẽ phải thay đổi”, ông Goure bình luận.
Tất cả những việc này chưa diễn ra, nhưng cuộc chạy đua đang tiếp tục. Một điều chắc chắn là radar “bị động” sẽ được sử dụng rộng rãi trong tương lai vì chi phí của nó rẻ hơn rất nhiều so với hệ thống tần số cao hiện có.
Minh Châu (theo ABCNews, 15/6)