
Tàu giã cào dài hơn 20 m, rộng 7 m, công suất 180 CV, đưa lên ụ tàu ở xã Phước Tỉnh, huyện Long Điền đang được nhóm thợ tháo rời phần mũi.
"Cách đây 20 năm, chủ tàu chi gần 100 cây vàng để đóng còn bây giờ tôi mua 210 triệu đồng đưa về đây rã xác", ông Lương Minh Nhất nói và cho hay sau khi tháo máy (đã hỏng), chân vịt, bánh lái bán sắt vụn được 110 triệu đồng, ông thuê đội thợ mộc rã tàu bán gỗ phế liệu.
Tàu giã cào dài hơn 20 m, rộng 7 m, công suất 180 CV, đưa lên ụ tàu ở xã Phước Tỉnh, huyện Long Điền đang được nhóm thợ tháo rời phần mũi.
"Cách đây 20 năm, chủ tàu chi gần 100 cây vàng để đóng còn bây giờ tôi mua 210 triệu đồng đưa về đây rã xác", ông Lương Minh Nhất nói và cho hay sau khi tháo máy (đã hỏng), chân vịt, bánh lái bán sắt vụn được 110 triệu đồng, ông thuê đội thợ mộc rã tàu bán gỗ phế liệu.

Bên trên con tàu, khoảng 6 người đang tháo dỡ các tấm giữ nhiệt bên trong hầm cá. Họ mất khoảng gần một tháng để tháo một tàu cá với tiền công 40-60 triệu đồng, tùy tàu lớn nhỏ
Bên trên con tàu, khoảng 6 người đang tháo dỡ các tấm giữ nhiệt bên trong hầm cá. Họ mất khoảng gần một tháng để tháo một tàu cá với tiền công 40-60 triệu đồng, tùy tàu lớn nhỏ

Ông Quyền (bên phải) cùng đồng nghiệp dùng cây sắt lớn nạy tấm ván gỗ thân tàu. Ông cùng 6 người khác đến Phước Tỉnh làm nghề mộc nhiều năm nay. Ban đầu nhóm sửa chữa, đóng mới tàu nhưng khoảng hai năm nay hầu như không có tàu đóng mới. Thay vào đó ông được thuê rã tàu với thu nhập khoảng 7 triệu đồng mỗi tháng.
Ông Quyền (bên phải) cùng đồng nghiệp dùng cây sắt lớn nạy tấm ván gỗ thân tàu. Ông cùng 6 người khác đến Phước Tỉnh làm nghề mộc nhiều năm nay. Ban đầu nhóm sửa chữa, đóng mới tàu nhưng khoảng hai năm nay hầu như không có tàu đóng mới. Thay vào đó ông được thuê rã tàu với thu nhập khoảng 7 triệu đồng mỗi tháng.
Dụng cụ rã tàu là máy cắt, búa, đục nhiều kích cỡ, xà beng...

Người thợ dùng đục, búa lớn tháo hàng loạt đinh dài 10-20 cm để tách từng thanh gỗ của tàu.
Ông Nguyễn Chúc, 54 tuổi, cho biết con tàu nhóm ông đang rã xác trước đây đóng tốn khoảng 120 m3 gỗ, nay thu về hơn 60 m3. Việc phá bỏ tàu tốn nhiều sức, phải tuân thủ nguyên tắc tháo từ trong ra ngoài.
"Thành tàu cao hơn ngôi nhà nên đòi hỏi phải cực kỳ cẩn trọng, tháo phần ruột tàu trước, vỏ sau, nếu làm ngược lại rất dễ bị sập xuống, đè người", ông Chúc nói.
Người thợ dùng đục, búa lớn tháo hàng loạt đinh dài 10-20 cm để tách từng thanh gỗ của tàu.
Ông Nguyễn Chúc, 54 tuổi, cho biết con tàu nhóm ông đang rã xác trước đây đóng tốn khoảng 120 m3 gỗ, nay thu về hơn 60 m3. Việc phá bỏ tàu tốn nhiều sức, phải tuân thủ nguyên tắc tháo từ trong ra ngoài.
"Thành tàu cao hơn ngôi nhà nên đòi hỏi phải cực kỳ cẩn trọng, tháo phần ruột tàu trước, vỏ sau, nếu làm ngược lại rất dễ bị sập xuống, đè người", ông Chúc nói.

Hơn 30 năm làm nghề đóng, sửa tàu, ông Trần Chín nhiều lần bị thương ở chân, tay. Lần nặng nhất, ông bị dây xích quấn mất ngón tay, phải nghỉ ở nhà hai năm.
"Khi trở lại làm nghề, tôi cầm búa đóng đinh không nổi, phải tập mấy tháng mới quen", ông Chín nói. Mấy năm nay không có tàu đóng mới, ông chuyển qua rã tàu, nhưng công việc khá bấp bênh. Những lúc không có việc ông chuyển qua phụ hồ, xe ôm, bốc vác.
Hơn 30 năm làm nghề đóng, sửa tàu, ông Trần Chín nhiều lần bị thương ở chân, tay. Lần nặng nhất, ông bị dây xích quấn mất ngón tay, phải nghỉ ở nhà hai năm.
"Khi trở lại làm nghề, tôi cầm búa đóng đinh không nổi, phải tập mấy tháng mới quen", ông Chín nói. Mấy năm nay không có tàu đóng mới, ông chuyển qua rã tàu, nhưng công việc khá bấp bênh. Những lúc không có việc ông chuyển qua phụ hồ, xe ôm, bốc vác.

Cách đó chừng vài chục mét, nhóm thợ khác gần hoàn tất việc tháo cặp tàu giã cào khác.
Ông Nguyễn Văn Chương cho biết sau mười năm đi biển, ông sở hữu cặp tàu giã cào đầu tiên và liên tục trúng cá. Vài năm sau, ông đóng thêm hai cặp tàu với chi phí gần 13 tỷ đồng. Tuy nhiên khoảng 4 năm gần đây, những chuyến ra khơi thường thua lỗ, tàu phải nằm bờ. Tàu không chạy, máy hư, vỏ xuống cấp, ông bán tàu được 1,5 tỷ đồng để trang trải nợ nần.
Cách đó chừng vài chục mét, nhóm thợ khác gần hoàn tất việc tháo cặp tàu giã cào khác.
Ông Nguyễn Văn Chương cho biết sau mười năm đi biển, ông sở hữu cặp tàu giã cào đầu tiên và liên tục trúng cá. Vài năm sau, ông đóng thêm hai cặp tàu với chi phí gần 13 tỷ đồng. Tuy nhiên khoảng 4 năm gần đây, những chuyến ra khơi thường thua lỗ, tàu phải nằm bờ. Tàu không chạy, máy hư, vỏ xuống cấp, ông bán tàu được 1,5 tỷ đồng để trang trải nợ nần.

Người thợ vác thanh gỗ vừa tách ra khỏi thân tàu. Các thanh gỗ khung tàu còn tốt được bán cho ngư dân dùng sửa tàu, làm nhà, bàn ghế với giá 5-6 triệu đồng m3, số gỗ còn lại bán phế liệu với giá rẻ.
Người thợ vác thanh gỗ vừa tách ra khỏi thân tàu. Các thanh gỗ khung tàu còn tốt được bán cho ngư dân dùng sửa tàu, làm nhà, bàn ghế với giá 5-6 triệu đồng m3, số gỗ còn lại bán phế liệu với giá rẻ.

Ông Châu Văn Sáu (người thu mua tàu giã cào) dùng thước đo gỗ mạn tàu sau khi được tháo. Hai năm nay, ông Sáu mua 15 tàu giã cào, với giá 400-500 triệu đồng một cặp. Trong số này ông bán được 5 chiếc, hai tàu đang tháo dỡ, số còn lại đậu ở cảng chờ rã xác.
Ông Châu Văn Sáu (người thu mua tàu giã cào) dùng thước đo gỗ mạn tàu sau khi được tháo. Hai năm nay, ông Sáu mua 15 tàu giã cào, với giá 400-500 triệu đồng một cặp. Trong số này ông bán được 5 chiếc, hai tàu đang tháo dỡ, số còn lại đậu ở cảng chờ rã xác.

Hai chiếc tàu ông Lương Minh Nhất vừa mua với giá 420 triệu đồng. Sau khi đưa lên ụ, thấy thân tàu còn tốt, ông chi 40 triệu đồng thuê người cạo hàu bám dày vỏ, sơn sửa để bán lại.
"Để tàu có thể hoạt động cần phải sửa chữa, thay máy mới, tốn tiền tỷ. Trong bối cảnh đánh bắt ngày càng khó khăn, ít người dám bỏ tiền mua. Những chiếc không bán được, thời gian tới tôi cũng rã chúng bán phế liệu chứ để càng lâu sợ lỗ", ông Nhất nói.
Hai chiếc tàu ông Lương Minh Nhất vừa mua với giá 420 triệu đồng. Sau khi đưa lên ụ, thấy thân tàu còn tốt, ông chi 40 triệu đồng thuê người cạo hàu bám dày vỏ, sơn sửa để bán lại.
"Để tàu có thể hoạt động cần phải sửa chữa, thay máy mới, tốn tiền tỷ. Trong bối cảnh đánh bắt ngày càng khó khăn, ít người dám bỏ tiền mua. Những chiếc không bán được, thời gian tới tôi cũng rã chúng bán phế liệu chứ để càng lâu sợ lỗ", ông Nhất nói.

Đang cao điểm đánh bắt nhưng nhiều tàu cá ở Phước Tỉnh neo bờ.
Ông Phan Thạch, Chủ tịch UBND xã Phước Tỉnh, cho biết toàn xã có 1.000 tàu cá, trong đó 850 tàu giã cào đôi đánh bắt xa bờ. Do ngư trường suy kiệt, cùng với giá nhiên liệu, nhân công tăng cao, ngư dân ngày càng thua lỗ.
"Sáu tháng đầu năm nay, 60% tàu của xã nằm bờ. Số hoạt động chỉ 20% huề vốn hoặc lãi chút ít, còn lại là lỗ", ông Thạch nói và cho biết từ sau Covid-19 nhiều ngư dân rao bán tàu. "Những cặp tàu giã cào đóng mới 5-7 tỷ đông, bây giờ bán 500-600 triệu không có người mua", ông nói.
Theo ông Thạch, từ đầu năm đến nay, địa bàn xã có 15 tàu được rã xác bán phế liệu và dự báo tình trạng này còn tiếp diễn.
Đang cao điểm đánh bắt nhưng nhiều tàu cá ở Phước Tỉnh neo bờ.
Ông Phan Thạch, Chủ tịch UBND xã Phước Tỉnh, cho biết toàn xã có 1.000 tàu cá, trong đó 850 tàu giã cào đôi đánh bắt xa bờ. Do ngư trường suy kiệt, cùng với giá nhiên liệu, nhân công tăng cao, ngư dân ngày càng thua lỗ.
"Sáu tháng đầu năm nay, 60% tàu của xã nằm bờ. Số hoạt động chỉ 20% huề vốn hoặc lãi chút ít, còn lại là lỗ", ông Thạch nói và cho biết từ sau Covid-19 nhiều ngư dân rao bán tàu. "Những cặp tàu giã cào đóng mới 5-7 tỷ đông, bây giờ bán 500-600 triệu không có người mua", ông nói.
Theo ông Thạch, từ đầu năm đến nay, địa bàn xã có 15 tàu được rã xác bán phế liệu và dự báo tình trạng này còn tiếp diễn.
Trường Hà