Tôi thấy quyết định của Bộ Y Tế là hoàn toàn đúng đắn. Tôi làm bên lĩnh vực cho thuê xe du lịch nên thấy rõ được sự phát huy của điều luật này. Giao thông là vấn đề chung của cuộc sống hàng ngày, ai cũng phải tham gia giao thông. Khi chúng ta điều khiển một phương tiện giao thông chúng ta mới thấy được sức khỏe và tầm vóc quan trọng như thế nào trong việc điều khiển.
Nếu bạn lái xe máy, bạn hãy ngồi thật đúng vị trí điều khiển mà bạn cảm thấy thoải mái như ngồi ngay ngắn vững chắc giữa yên xe, hai tay cầm tay lái thẳng, hai chân chống xuống đất vững chắc thì với chiều cao như Bộ Y tế đưa ra những ai đạt chuẩn mới thực hiện được.
Tôi thấy những người thấp bé ngồi trên xe máy khá khó khăn, ngồi meo meo trên mép trước yên xe, hai chân nhon nhón chống xuống đất thì khó lòng điều khiển xe tốt được. Ý tôi muốn nói là tư thế ngồi điều khiển xe là cực kỳ quan trọng.
Xe hơi cũng vậy. Tôi được may mắn là đã điều khiển qua vài ba chục loại xe và tôi có thể nhớ được từng loại xe đó vị trí ngồi của nó như thế nào, ghế ra làm sao, tay lái ở vị trí trước ngực như thế nào.
Thật là khó khăn khi điều khiển xe mà ghế tài bạn kéo sát về phía trước, tay lái cũng rất khó vừa tầm và như vậy bạn khó mà điều khiển linh hoạt được. Tôi cũng là người thấp bé và đối với tôi điều khiển xe đời mới ghế lái và vô lăng chỉnh nhiều hướng được thì còn có thể, còn những dòng xe cũ thì ghế lái chỉ kéo lên kéo xuống và vô lăng không điều chỉnh được thì rất khó khăn.
Người gửi: Phan Cao Tùng,
Tôi rất tán thành với quy định của Bộ Y tế về việc những cá nhân có cân nặng dưới 40kg và chiều cao dưới 1m45 không được điều khiển xe trên 50 phân khối, diều này hòan tòan hợp lý, vì hiện nay những xe đời mới có phân khối cao thì thứ nhất là quá nặng, thứ hai là quá cao đối với vóc dáng của những cá nhân này và gây khó khăn cho việc lên xuống xe, và ngồi trên xe để điều khiển. Bộ Y tế chỉ quy định không được điều khiển những lọai xe trên 50 phân khối, thì những cá nhân này vẫn được điều khiển những xe từ 50 phân khối trở xuống không có gì để bàn cãi cả.
Song song đó Nhà nước cũng nên chú trọng vào việc sản xuất, nhập khẩu các lọai xe từ 50 phân khối trở xuống để phục vụ cho nhân dân trong việc đi lại và cũng như tiết kiệm được nhiên liệu trong tình hình kinh tế hiện nay.
Người gửi: Phạm Mạnh Hà,
Tôi hoàn toàn đồng ý với ý kiến của bạn. Việc thấp bé, nhẹ cân không ai mong muốn, nhưng hãy nhìn vào thực tế, chiếc xe máy nặng cả 100 kg, bạn dưới 40 kg liệu có điều khiển nó một cách linh hoạt được không. Đừng ngụy biện rằng người bé nhỏ thì không gây tai nạn, đừng để tai nạn rồi lại trách nhà nước tại sao lại cho người không đủ tiêu chuẩn sức khoẻ lái xe. Người nhỏ, đi xe nhỏ, xe đạp, xe máy điện ai c ấm. Tại sao cứ phải là xe máy và ôtô?
Người gửi: Van Hoc,
Tôi thấy ý kiến của ban Anh Khoa đưa ra là hợp lý. Cũng có nhiều ý kiến khác bình luận về quy định này và đưa ra ý kiến phản đối là xe hơi (tất nhiên là đời mới) được thiết kế để điều chỉnh được cho người thấp bé...
Nhưng moto và xe máy thì gần như không điều chỉnh được. Vậy chân không với tới đất chắc chắn thì làm sao lái xe an toàn? Tôi thấy không ít trường hợp khi xe bị ngả thì "bỏ xe luôn" ( nếu không có ai đến giúp) vì không dựng lên được.
Còn xe hơi thì tùy điều kiện của VN, tùy thuộc các loại xe thế hệ cũ, mới mà có quy định cho phù hợp. Cũng không thể có loại bằng lái 4 bánh dành riêng cho xe 4 bánh loại đời mới có ghế điều chỉnh được cao thấp và vô lăng "gật gù" lên xuống được!
Tôi biết ở một số nước thì thi lấy bằng lái xe máy là khó hơn xe hơi! Người ta giải thích rằng vì xe máy nguy hiểm hơn, dễ gây tai nạn hơn xe hơi.
> Quy định của Bộ Y tế về tiêu chuẩn cho người đi xe máy là phù hợp
> Quyết định 'chiều cao cân nặng' của Bộ Y tế là đúng đắn
> Cần khảo sát người thấp bé gây tai nạn
> Quy định dưới 40 kg không được đi xe máy 50 cc khó hiểu quá