Logistics ngược là quá trình công ty vận chuyển lấy sản phẩm từ khách hàng hoặc các thực thể khác có thể muốn trả lại, bán lại sản phẩm. Đây là hoạt động thông qua một quy trình gồm 6 bước.
Bước 1: Tìm sản phẩm không sử dụng
Các công ty muốn tham gia vào mô hình logistics ngược trước tiên phải tìm thấy hàng tồn kho bị khách hàng hoặc các đơn vị khác trả lại.
Bước 2: Thu hồi hàng tồn kho
Thu hồi sản phẩm là bước quan trọng tiếp theo trong mô hình logistics ngược. Cũng giống các công ty và tổ chức phát triển mô hình mua sản phẩm, việc hiểu cách lấy sản phẩm từ nhà cung cấp thứ cấp là điều cần thiết. Các công ty phải xem xét khả năng đủ điều kiện tồn kho của mặt hàng bị trả lại.
Bước 3: Tiếp nhận hàng trả lại
Quản lý hàng tồn kho đảm bảo quá trình ghi nhận, theo dõi từ lúc chúng bị trả lại. Từ đó, lợi nhuận kinh doanh có thể thúc đẩy một doanh nghiệp logistics phát triển. Theo một nghiên cứu của Giáo sư J. Andrew Petersen, Đại học Bắc Carolina, các doanh nghiệp có chính sách hoàn trả hàng có thể phát triển vượt trội hơn so với các doanh nghiệp cùng ngành. Nghiên cứu cũng cho thấy, các công ty có chính sách hoàn trả làm hài lòng người tiêu dùng sẽ tăng lợi nhuận trước mắt và lâu dài.
Bước 4: Xem xét hàng bị trả lại
Các mặt hàng bị trả lại phải được xem xét trước khi được bán ra thị trường. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng cần xác định giá mới cho chúng. Một doanh nghiệp có thể xem xét hàng hóa bị trả lại theo các bước sau:
- Mức độ hư hỏng và chất lượng.
- Số lượng mặt hàng hiện có trong kho.
- Xác định cấu trúc giá mới, thường sẽ giảm hơn giá ban đầu.
- Thông báo với người mua các mặt hàng đã được trả lại.
- Thông báo hàng tuần hoặc hàng ngày về hàng bị trả lại để các thành viên quản lý biết về mức tồn kho.
Bước 5. Đóng gói hàng hóa bị trả lại
Bao bì đóng gói sản phẩm có thể được tái sử dụng cho hàng hóa bị trả lại. Doanh nghiệp logistics có thể đóng gói lại một sản phẩm từ bao bì của sản phẩm trước đó để tăng giá trị và tiết kiệm.
Bước 6. Bổ sung hoặc loại bỏ
Bước cuối cùng trong mô hình logistics ngược là bổ sung hoặc loại bỏ mặt hàng đó. Nếu những sản phẩm này không thể bán được nữa, doanh nghiệp có thể được quyên góp cho một tổ chức phi lợi nhuận hoặc cộng đồng.
Nhiều doanh nghiệp sử dụng mô hình logistics ngược trong thời gian chuỗi cung ứng bị gián đoạn như một giải pháp duy trì hoạt động kinh doanh và tăng trưởng. Mô hình này từng thành công và hiện nay, các công ty nhận ra logistics ngược cũng có thể đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và nâng cao năng lực cạnh tranh của họ.