6h ngày 19/6, đoạn đường dài gần một km qua thị trấn Chũ (cạnh chợ Chũ), huyện Lục Ngạn, đã chật kín xe chở vải thiều của người dân và thương lái.
Mùa thu hoạch vải ở Lục Ngạn bắt đầu từ cuối tháng 5 và kéo dài hơn một tháng. Theo Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang, đến nay tổng sản lượng vải thiều đã tiêu thụ đạt hơn 35.000 tấn.
6h ngày 19/6, đoạn đường dài gần một km qua thị trấn Chũ (cạnh chợ Chũ), huyện Lục Ngạn, đã chật kín xe chở vải thiều của người dân và thương lái.
Mùa thu hoạch vải ở Lục Ngạn bắt đầu từ cuối tháng 5 và kéo dài hơn một tháng. Theo Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang, đến nay tổng sản lượng vải thiều đã tiêu thụ đạt hơn 35.000 tấn.
Dưới cái nắng gay gắt, những người nông dân kiên nhẫn chờ tới lượt vào cân vải. Cả đoạn đường đỏ rực màu vải chín.
Dưới cái nắng gay gắt, những người nông dân kiên nhẫn chờ tới lượt vào cân vải. Cả đoạn đường đỏ rực màu vải chín.
Người dân chờ đợi để lưu thông trên cầu Cát đoạn cuối thị trấn Chũ. Đây là điểm tập trung mua bán vải của nhiều thương lái thu gom đi các tỉnh miền bắc và TP HCM.
Người dân chờ đợi để lưu thông trên cầu Cát đoạn cuối thị trấn Chũ. Đây là điểm tập trung mua bán vải của nhiều thương lái thu gom đi các tỉnh miền bắc và TP HCM.
Huyện Lục Ngạn huy động nhiều lực lượng như quân đội, công an, thanh niên hỗ trợ phân luồng giao thông, với khoảng 30 người mỗi buổi.
Huyện Lục Ngạn huy động nhiều lực lượng như quân đội, công an, thanh niên hỗ trợ phân luồng giao thông, với khoảng 30 người mỗi buổi.
Tại mỗi điểm thu mua, người bán được phát phiếu, kèm theo giá bán. Hiện giá vải thiều từ 10.000 đến 35.000 đồng một kg, tuỳ vào mẫu mã và chất lượng.
Tại mỗi điểm thu mua, người bán được phát phiếu, kèm theo giá bán. Hiện giá vải thiều từ 10.000 đến 35.000 đồng một kg, tuỳ vào mẫu mã và chất lượng.
Ông Nguyễn, xã Nam Dương, huyện Lục Ngạn, hoàn tất chuyến bán vải thứ hai trong buổi sáng. Gia đình ông Nguyễn có khoảng 200 gốc vải, bắt đầu thu hoạch cách đây một tuần, mỗi ngày khoảng 200 kg. Để tránh ảnh hưởng tới chất lượng, ông Nguyễn phải dậy từ 0h để hái và bó chùm mang đi tiêu thụ trước khi nắng lên. "Nắng khiến vải khô lại, mất cân và độ tươi", ông Nguyễn nói.
Ông Nguyễn, xã Nam Dương, huyện Lục Ngạn, hoàn tất chuyến bán vải thứ hai trong buổi sáng. Gia đình ông Nguyễn có khoảng 200 gốc vải, bắt đầu thu hoạch cách đây một tuần, mỗi ngày khoảng 200 kg. Để tránh ảnh hưởng tới chất lượng, ông Nguyễn phải dậy từ 0h để hái và bó chùm mang đi tiêu thụ trước khi nắng lên. "Nắng khiến vải khô lại, mất cân và độ tươi", ông Nguyễn nói.
Dịp này, mỗi cơ sở thu mua thường có 20-30 nhân viên làm các công việc như gánh, cân, chọn vải... Tuỳ từng công việc, mức lương lao động được hưởng cũng khác nhau, từ 700.000 đến 1 triệu đồng một ngày.
Dịp này, mỗi cơ sở thu mua thường có 20-30 nhân viên làm các công việc như gánh, cân, chọn vải... Tuỳ từng công việc, mức lương lao động được hưởng cũng khác nhau, từ 700.000 đến 1 triệu đồng một ngày.
Các điểm thu mua thường chở vào Nam tiêu thụ, còn vải xuất đi Trung Quốc được các thương lái thu mua tận vườn. Ngoài các điểm cân vải, nhiều xe tải cỡ nhỏ cũng đỗ kín hai bên đường để thu mua mang đi tiêu thụ tại những khu vực lân cận như Bắc Ninh, Hà Nội.
Các điểm thu mua thường chở vào Nam tiêu thụ, còn vải xuất đi Trung Quốc được các thương lái thu mua tận vườn. Ngoài các điểm cân vải, nhiều xe tải cỡ nhỏ cũng đỗ kín hai bên đường để thu mua mang đi tiêu thụ tại những khu vực lân cận như Bắc Ninh, Hà Nội.
Những điểm thu mua vải luôn chật kín người, thi thoảng có xe bị đổ, phải bán giá rẻ hơn một nửa.
Tiểu thương trả tiền cho người bán vải.
Là thủ phủ vải thiều miền Bắc, năm 2023 tổng diện tích sản xuất vải của huyện Lục Ngạn là 17.000 ha, trong đó có gần 13.500 ha áp dụng theo tiêu chuẩn VietGAP và GlobalGAP; dự kiến sản lượng toàn huyện đạt khoảng 98.000 tấn.
Huyện đã thực hiện số hóa vùng sản xuất vải tập trung với 88 mã số vùng trồng đảm bảo đáp ứng các điều kiện xuất khẩu chính ngạch Trung Quốc, Mỹ, Australia, EU, Nhật Bản, Thái Lan.
Tiểu thương trả tiền cho người bán vải.
Là thủ phủ vải thiều miền Bắc, năm 2023 tổng diện tích sản xuất vải của huyện Lục Ngạn là 17.000 ha, trong đó có gần 13.500 ha áp dụng theo tiêu chuẩn VietGAP và GlobalGAP; dự kiến sản lượng toàn huyện đạt khoảng 98.000 tấn.
Huyện đã thực hiện số hóa vùng sản xuất vải tập trung với 88 mã số vùng trồng đảm bảo đáp ứng các điều kiện xuất khẩu chính ngạch Trung Quốc, Mỹ, Australia, EU, Nhật Bản, Thái Lan.
Người dân vận chuyển vải thiều khiến quốc lộ ùn tắc. Video: Ngọc Thành - Phạm Chiểu
Ngọc Thành - Việt An